Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường THCS quận lê chân, thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62)

8. Dự kiến điểm mới của đề tài

2.3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường

THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

Đế đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở quận Lê Chân thành phố Hải Phòng, tác giả đã tổ chức khảo sát với 9 mẫu phiếu điều tra (CBQL, GV và HS) gồm 980 phiếu hỏi và tổ chức 20 cuộc trao đổi và nhiều cuộc phỏng vấn các CBQL, các GV chuyên môn tin học. Tác giả đã lấy

ý kiến trên các mặt: Vấn đề trang bị cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, QLGD (phòng máy, mạng LAN, kết nối Internet…); trình độ CBQL, GV (các kiến thức và kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học, QLGD…); thời lượng công việc quản lí có ứng dụng CNTT; thực trạng ứng dụng CNTT… ở các trường THCS quận Lê Chân thành phố Hải Phòng.

- Về ứng dụng CNTT trong QLGD: bước đầu tiếp cận với tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm Word, một số GV và CBQL sử dụng được Excel, PowerPoint và một số phần mềm có giao diện bằng tiếng Việt; 51 % số CBQL ,GV, NV biết truy cập Internet và sử dụng thư điện tử. Tuy nhiên cũng có một số trường có phòng máy tính phục vụ giảng dạy đã cũ, tốc độ chậm, cấu hình thấp, việc chạy các phần mềm, truy cập Internet rất khó khăn. Tỉ lệ CBQL, GV có máy tính riêng mới đạt 45,2%. Các phần mềm đang sử dụng còn ít, phiên bản cũ, lạc hậu. 100% các trường được khảo sát đã sử dụng các phần mềm văn phòng (MS Word, MS Excel) để làm các văn bản, công văn, báo cáo sở GD-ĐT, phòng GD&ĐT…72% các trường được khảo sát đã sử dụng một số phần mềm ứng dụng để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ như:

+ Phần mềm xếp phòng thi, thi học kì, thi tốt nghiệp, thi nghề; + Phần mềm hướng nghiệp;

+ Phần mềm quản lí cán bộ, giáo viên (PMIS) của Bộ GD-ĐT;

+ Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp (EMAS) của Bộ Tài chính; + Hệ thống thông tin quản lí giáo dục (EMIS) của Bộ GD-ĐT;

+ Phần mềm xếp thời khóa biểu (Schoolnet);

+ Phần mềm quản lí điểm, xếp loại sổ điểm, học bạ; + Phần mềm tuyển sinh.

- Về việc sử dụng Internet phục vụ cho công tác quản lí.

Hiện nay 100% các trường đã kết nối Internet. Tuy vậy, việc kết nối Internet chưa nói lên rằng các trường đã sử dụng Internet đẻ hỗ trợ QLGD hiệu quả.

Việc kết nối Internet mới phục vụ phần nào cho công tác thông tin lien lạc của cán bộ văn phòng, chưa khai thác Internet để học tập, nghiên cứu khoa học, để chia sẻ thông tin.

- Đánh giá về hiệu quả ứng dụng CNTT trong QLGD

+ Về thời lượng có ứng dụng CNTT trong quản lí: Thông qua các hình thức phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với các cán bộ QLGD trong các trường tác giả rút ra một số kết luận sau:

Hiện nay đã có 85,8% số trường THCS quận Lê Chân, Hải Phòng bước đầu sử dụng CNTT&TT trong QLGD, sử dụng một số phần mềm quản lí, trợ giúp công tác QLGD, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lí. Các cấp quản lí cũng hết sức khuyến khích việc ứng dụng CNTT&TT trong quản lí. Tuy nhiên, các công việc quản lí có sử dụng CNTT&TT chưa nhiều chỉ mang tính chất thí điểm, chỉ sử dụng ở các công việc đơn giản, chưa thực sự giúp ích đắc lực cho công việc của các nhà QLGD. Hiện nay không phải nhà QLGD nào cũng có những kĩ năng tin học, phần lớn mới chỉ được thực hiện qua lực lượng văn phòng giúp việc. Qua điều tra cho thấy số CBQL biết cài đặt để kết nối máy tính với Internet là 37,2%; tự thiết lập được hộp thư điện tử là 51,8%; biết soạn, gửi thư điện tử là 62,4%; biết gửi các thư điện tử kèm với các file là 48,5%; số người biết tìm kiếm và truy cập vào các website theo chủ đề để đọc thông tin giúp cho công tác quản lí của mình là 58,3%; số người biết khai thác tài liệu trên Internet, biết cài đặt các phần mềm để đọc, để lưu giữ, sử dụng thông tin là 35,6%... Một số trường THCS quận Lê Chân Hải Phòng đã biết sử dụng CNTT&TT trong công tác lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm quản lí dữ liệu, nhờ đó đã giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lí. Hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL mới dừng ở việc xóa mù tin học văn phòng, nội dung của các khóa bồi dưỡng thường chủ là một số kiến thức về cấu tạo máy vi tính, hệ điều hành Window, Word, Excel, PowerPoint, cách sử dụng Internet. Các kiến thức trên chưa đủ để người CBQL sử dụng CNTT&TT trong công việc một cách hiệu quả.

2.3.3. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên và quản lý hoạt động học tập của học sinh

*Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên: Qua tìm hiểu cho thấy trong thực tiễn hiện nay các hình thức phổ biến của ứng dụng CNTT vào dạy học bao gồm:

- Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử - Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học - Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng interner - Dạy học tại phòng học máy tính, qua các phần mềm. - Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính.

Bảng 2.2: Thực trạng việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại các

trường THCS quận Lê Chân.

Thực trạng sử dụng các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS quận Lê Chân qua ý kiến các nhà quản lý và giáo viên thể hiện ở kết quả điều tra trong bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2 cho thấy các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học đã được thực hiện ở các trường THCS nhưng đều ở mức không thường xuyên và rất ít. Chỉ có hình thức khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học được đánh giá cao nhất sau đó đến dạy học bằng giáo án điện tử.

TT Các hình thức ứng dụng CNTT trong day học Các mức độ sử dụng Số k ch t hể T ờn g xu n T lệ ( % ) K ng t ờn g xu n T lệ ( % ) R ất ít T lệ ( % ) K ng t hự c hi ện T lệ ( % )

Ý kiến cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hệu trưởng) trường THCS

1 Dạy học bằng giáo án điện tử 30 17 56.7 12 40 1 3.3 0 0.0 2 Khai thác thông tin qua mạng

Internet phục vụ dạy học 30 12 40 12 40 3 10 3 10

3 Tổ chức học tập, tìm hiểu

kiến thức qua mạng Internet 30 3 10 15 50 7 23.3 5

16. 7 4 Dạy học tại phòng máy tính,

qua các phần mềm 30 7 23.3 20 66.7 2 6.7 1 3.3

5 Kiểm tra, đánh gia học sinh

bằng CNTT/máy tính 30 5 16.7 10 33.3 12 40 3 10

Ý kiến giáo viên các trường THCS

1 Dạy học bằng giáo án điện tử 88 26 29.5 51 58.0 11 12.5 0 0.0 2 Khai thác thông tin qua mạng

Internet phục vụ dạy học 88 42 47.7 28 31.8 17 19.3 1 1.1 3 Tổ chức học tập, tìm hiểu

kiến thức qua mạng Internet 88 8 9.1 40 45.5 24 27.3 16

18. 2 4 Dạy học tại phòng máy tính,

qua các phần mềm 88 12 13.6 20 22.7 37 42.0 19

21. 6 5 Kiểm tra, đánh gia học sinh

bằng CNTT/máy tính 88 7 8.0 23 26.1 33 37.5 25

28. 4

Qua quan sát và trao đổi với đội ngũ giáo viên và CBQL các trường chúng tôi thấy rằng việc sử dụng CNTT trong dạy học hầu như mới chỉ được thực hiện ở các giờ dạy chuyên đề giờ thi giáo viên giỏi và trong một số giờ dạy được thanh tra có báo trước. Tỉ lệ số giờ dạy có ứng dụng CNTT (bao gồm từ việc chế bản các bản trong dùng cho máy chiếu hắt, soạn phiếu học tập, sử dụng tư liệu tìm qua mạng để cung cấp thông tin cho học sinh đến việc sử dụng giáo án điện tử) ở mức rất thấp, dưới tổng số 5% tiết dạy. Trang thiết bị hiện đại đã đầu tư như máy tính, máy chiếu đa năng có giờ trống, không được khai thác hàng ngày rất cao ( chủ yếu là không sử dụng)

Như vậy, thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trường học trong quận mới ở mức 2 - sử dụng CNNT&TT để hỗ trợ một khâu, một và công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học- theo PGS.TS Đào Thái Lai – viện chiến lược và chương trình giáo dục.

* Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động học tập của học sinh

- CNTT làm cho quá trình quản lý học sinh được rõ ràng, chính xác. Chương trình quản lý học sinh giúp cho các thông tin về học viên luôn được xử lý một cách tự động. Học sinh và phụ huynh học sinh luôn biết được kết quả học tập của bản thân một cách nhanh nhất để có được những điều chỉnh cần thiết trong học tập của minh nhằm đạt kết quả cao hơn. Thông qua những chương trình học tập, học sinh cũng tự đánh giá được mức độ nhận thức mà bản thân đạt được. Những thông tin về quá trình phấn đấu của học sinh làm cho người quản lý điều chỉnh cách thức quản lý để đạt mục đích của Nhà trường đề ra.

- CNTT làm cho những thông tin về quá trình học tập và phấn đấu của học sinh được công khai hóa làm cho gia đình, xã hội được biết những nhận xét đánh giá nhà trường đối với học sinh. Các đơn vị, cơ sở giáo dục cần công khai những thông tin về quá trình phấn đấu tu dưỡng, kết quả học tập của học sinh cho gia đình, xã hội, cơ quan chủ quản của học sinh. Việc công khai các thông tin đó làm cho học sinh có động lực học tập hơn, làm cho học

viên có ý thức học tập cao hơn. CNTT và mạng nội bộ, mạng internet thực hiện việc công khai hóa những thông tin đó một cách rất nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả. Người sử dụng chỉ cần kích chuột là có thể có được thông tin về kết quả học tập của mình, người nhà, nhân viên của mình.

2.3.4. Năng lực sử dụng CNTT của CBQL, giáo viên và nhân viên

Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CBQL và giáo viên quận Lê Chân Bảng 2.3, 2.4, 2.5 cho thấy trình độ CNTT của đội ngũ CBQL giáo viên và nhân viên các trường có một số nét cơ bản sau:

- Số cán bộ quản lý:

STT Trường THCS Chưa biết Chứng chỉ Trung cấp CĐ, ĐH Tổng

số SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Trần Phú 0 0 3 0 0 1 25 4 2 Ngô Quyền 0 0 4 100 0 0 0 0 4 3 Võ Thị Sáu 1 33.3 2 66.7 0 0 0 0 3 4 Nguyễn Bá Ngọc 2 66.7 1 33.3 0 0 0 0 3 5 Tô Hiệu 1 33.3 1 33.3 0 0 1 33.3 3 6 Lê Chân 0 0 2 100 0 0 0 0 2 7 Trương Công Định 0 0 3 100 0 0 0 0 3 8 Hoàng Diệu 0 0 3 100 0 0 0 0 3 9 Dư Hàng Kênh 1 33.3 2 66.7 0 0 0 0 3 10 Vĩnh Niệm 0 0 2 100 0 0 0 0 2 Tổng 4 13.3 24 80 0 0 2 6.7 30

Bảng 2.3. Trình độ tin học của đội ngũ CBQL các trường THCS trong quận

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS có trình độ tin học chiếm gấn 4/5 tổng số. Chỉ có 2 người có trình độ Đại học. Còn có 4 CBQL là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng qua bồi dưỡng ngắn hạn đào tạo trình độ cơ bản về tin học. Có thể nói trình độ tin học của đội ngũ này còn hạn chế, đây là một khó khăn cho công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Bởi hơn ai hết chính đội ngũ này quyết định tới việc quản lý, chỉ đạo và tạo điều kiện cho giáo viên trong trường tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học. Nguyên nhân của tình trạng này là những CBQL này là những người đã lớn tuổi nên khó tiếp thu những vấn đề mới, đặc biệt là có tâm lý e ngại nhất là đối với lĩnh vực CNTT.

- Về đội ngũ giáo viên :

STT Trường THCS Chưa biết Chứng chỉ Trung cấp CĐ, ĐH Tổng

số SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Trần Phú 42 34.4 76 62.29 2 1.63 2 1.63 122 2 Ngô Quyền 44 37.28 70 59.3 0 0 4 3.38 118 3 Võ Thị Sáu 25 32.05 52 66.66 0 0 1 1.28 78 4 Nguyễn Bá Ngọc 22 28.94 53 69.73 0 0 1 1.31 76 5 Tô Hiệu 18 30 39 65 0 0 3 5 60 6 Lê Chân 15 33.33 30 66.66 0 0 0 0 45 7 Trương Công Định 19 32.75 38 65.51 0 0 1 1.72 58 8 Hoàng Diệu 18 34.64 34 65.38 0 0 1 1.92 52 9 Dư Hàng Kênh 19 33.33 37 64.91 0 0 1 1.75 57 10 Vĩnh Niệm 16 33.33 31 64.58 0 0 1 2.08 48 Tổng 238 33.3 455 63.72 0 0 15 2.1 714

Bảng 2.4. Trình độ đội ngũ giáo viên các trường THCS

Có gần 2/3 (chiếm 65.8% giáo viên) có trình độ Tin học cơ bản trở lên. Trong đó có 2 CBQL có trình độ CĐ, ĐH trở lên. Hầu hết các trường đều có giáo viên có trình độ CĐ, ĐH về CNTT. Có 238 giáo viên ( chiếm hơn 1/3) chưa biết về CNTT. Với thực trạng hiện nay thì về cơ bản hàng năm vẫn phải bồi dưỡng thêm cho đội ngũ giáo viên về CNTT. Chỉ có thể đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào dạy học nếu như đội ngũ giáo viên có trình độ vững vàng về CNTT.

- Về đội ngũ nhân viên:

STT Trường THCS Chưa biết Chứng chỉ

A, B Trung cấp CĐ, ĐH Tổng số SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Trần Phú 2 50 2 50 0 0 0 0 4 2 Ngô Quyền 2 50 2 50 0 0 0 0 4 3 Võ Thị Sáu 2 66.67 1 33.33 0 0 0 0 3 4 Nguyễn Bá Ngọc 2 66.67 1 33.33 0 0 0 0 3 5 Tô Hiệu 2 66.67 1 33.33 0 0 0 0 3 6 Lê Chân 0 0 2 100 0 0 0 0 2 7 Trương Công Định 1 50 1 50 0 0 0 0 2 8 Hoàng Diệu 1 50 1 50 0 0 0 0 2 9 Dư Hàng Kênh 1 33.33 2 66.67 0 0 0 0 3 10 Vĩnh Niệm 1 50 1 50 0 0 0 0 2 Tổng 14 50 14 50 0 0 0 0 28

Bảng 2.5 cho thấy phần lớn đội ngũ nhân viên các trường đều chỉ có trình độ CNTT cơ bản.

Lý luận và thực tiễn cho thấy để việc ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học ngoài yếu tố CSVC, trình độ đội ngũ thì nhận thức của đội ngũ và công tác quản lý của các chủ thể quản lý ở đây là phòng GD & ĐT có vai trò hết sức quan trọng. Để đánh giá thực trạng nhận thức về ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường THCS quận Lê Chân chúng tôi tiến hành khảo sát trên 3 đối tượng:

1. Cán bộ lãnh đạo và chuyên viên phòng GD và ĐT quận Lê Chân: Đây là nhóm đối tượng trực tiếp phụ trách công tác này hoặc trong quá trình quản lý chỉ đạo các trường học sẽ thấy được công tác quản lý của phòng trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học (15 người)

2. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn: là những người trực tiếp quản lý, chỉ đạo việc dạy học trong nhà trường (30 người)

3. Một số giáo viên có trình độ CNTT là chủ thể trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học – họ là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học (88 người)

Trong luận văn này tôi gọi chung các đối tượng trên là các khách thể điều tra. Xử lý kết quả điều tra khảo sát tôi thu được kết quả như sau:

2.3.5. Thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT ở các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

Bảng 2.2 dưới đây cho thấy thực trạng CSVC cho ứng dụng CNTT vào dạy học của các trường đã có nhiều cải thiện song còn ở mức hạn chế:

STT Trường THCS Máy tính Máy in,

Máy photo Máy chiếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường THCS quận lê chân, thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w