Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường THCS quận lê chân, thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 105)

8. Dự kiến điểm mới của đề tài

3.2.6.Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Có thể nói tất cả các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đã được đề xuất nói trên đều có vị trí hết sức quan trọng trong việc đẩy

mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý các trường THCS quận Lê Chân. Mỗi biện pháp có vai trò và vị trí khác nhau. Song các biện pháp mà chúng tôi đưa ra đều có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của trường học. Cụ thể:

Biện pháp thứ nhất: Là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác. Khi cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học, nhận thức này sẽ chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, trang thiết bị, bảo quản, sử dụng, ... ngược lại nếu CBQL không hiểu hoặc hiểu hoặc chưa nhận thức đúng sẽ rụt rè, không quyết tâm dẫn đến nhà trường sẽ không thể triển khai tốt các ứng dụng về CNTT trong trường học được. Một vấn đề khác nữa là nếu CBQL không làm cho giáo viên hiểu được vai trò, lợi ích của CNTT hoặc không đồng tình nhất trí thì việc triển khai ứng dụng CNTT sẽ gặp rất nhiều những khó khăn.

Trong quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học bao gồm 4 thành tố chính:

(1) vấn đề con người;

(2) vấn đề tổ chức khai thác;

(3) vấn đề triển khai các phần mềm ứng dụng; (4) vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị máy tính.

Việc tổ chức tập huấn, xây dựng và sưu tầm nguồn học liệu (Biện pháp thứ 3) nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực; tổ chức hội thảo, tập huấn ứng dụng, sử dụng khai thác và các phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học; tăng cường các nguồn lực đầu tư CSVC, hiện đại hóa trang thiết bị (Biện pháp thứ 4) ; từ đó xây dựng các mô hình thí điểm ứng dụng CNTT trong quản lý (Biện pháp thứ 5) là những biện pháp cấp thiết không thể tách rời nhằm đạt được nhiệm vụ đã đặt ra, góp phần đổi mới công

tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của những giải pháp

Để khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đưa ra, chúng tôi xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến thông qua hệ thống bảng hỏi về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp để lây ý kiến trưng cầu ý kiến của Cán bộ phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS chúng tôi thu được kết quả như sau:

TT Các giải pháp Mức độ cần thiết Trung

bình Xếp thứ Rất cần (4đ) Cần (3đ) Bình thường (2đ) Không cần (1đ) 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học

43 2 0 0 3,96 1

2

Tổ chức tập huấn, xây dựng nguồn học liệu theo hướng ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy ở các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

31 12 2 0 3,64 5

3

Hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức nhằm mục

đính tin học hoá công tác quản lý 37 8 0 0 3,82 3

4

Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý về ứng dụng CNTT trong

dạy học và quản lý giáo dục 40 5 0 0 3,89 2

5

Xây dựng các mô hình thí điểm tổ chức và quản lý việc ứng dụng

CNTT trong quản lý 30 15 0 0 3,67 4

Cộng 181 42 2 0

Tung bình 36,2 8,4 0,4 0

Tỉ lệ % 80,4% 18,7% 0,9% 0%

TT Biện pháp Mức độ khả thi Trung bình Xếp thứ Rất khả thi (4đ) Khả thi (3đ) Khó khả thi (2đ) Không khả thi (1đ) 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học

42 3 0 0 3,93 1

2

Tổ chức tập huấn, xây dựng nguồn học liệu theo hướng ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy ở các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

25 17 3 0 3,49 4

3 Hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức nhằm mục đính tin học hoá công tác quản lý

39 5 1 0 3,85 2

4

Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý về ứng dụng CNTT trong

dạy học và quản lý giáo dục 30 7 8 0 3,48 5

5 Xây dựng các mô hình thí điểm tổ chức và quản lý việc ứng dụng CNTT trong quản lý

30 15 0 0 3,67 3

Cộng 166 47 12 0

Tỉ lệ trung bình 33,2 9,4 2,4 0

Tỉ lệ % 73,8% 20,9% 5,3% 0

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

Qua 45 phiếu trưng cầu lấy ý kiến của CBQL phòng GD&ĐT Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra, chúng tôi thu được kết quả:

- 100% ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là cần thiết (trong đó 181 ý kiến cho rằng rất cần thiết chiếm 80,4%).

- 94,7 % ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là khả thi (trong đó 166 ý kiến cho rằng rất khả thi chiếm 73,8%).

- Biện pháp thứ 1: Đa số các các ý kiến cho là rất cần thiết và mức độ khả thi cao (đều xếp thứ 1). Qua nghiên cứu, phỏng vấn các cán bộ quản lý, giáo viên và qua theo dõi chúng tôi nhận thấy trong các năm qua việc quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của CNTT trong các trường THCS nói riêng và trong ngành GD&ĐT thành phố Hải Phòng nói chung diễn ra rất tốt được thống nhất từ Sở GD&ĐT đến các trường học, đặc biệt chúng tôi thấy biện pháp này sẽ rất khả thi bởi Bộ, GD&ĐT đã lấy năm học 2008-2009 là năm “Công nghệ thông tin”, đó là nền tảng cho việc triển khai biện pháp. Năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012 Sở GD & ĐT đã chọn chủ đề năm học “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong các văn bản của Bộ GD&ĐT thì đều nhấn mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học là nhiệm vụ trọng tâm.

- Biện pháp thứ 2 về tổ chức tập huấn, xây dựng nguồn học liệu theo hướng ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy học các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng (mức độ cần thiết xếp thứ 5, mức độ khả thi xếp thứ 4). Tổ chức tập huấn, xây dựng nguồn học liệu theo hướng ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là cần thiết cho các nhà QLGD và giáo viên. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng việc xây dựng nguồn học liệu mức độ cần thiết không nhiều.

- Biện pháp thứ 3 về hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức nhằm mục đính tin học hoá công tác quản lý. Chúng tôi thấy biện pháp này cần thiết vì có hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức tốt ở các trường THCS thì mới đáp ứng được nhu cầu của CNQL và giáo viên để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS.

- Biện pháp thứ 4 về xây dựng chính sách và cơ chế quản lý về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục, các ý kiến thu được cũng cho rất cần thiết (xếp thứ 2) và khả thi không cao (xếp thứ 5). Chúng tôi thấy được việc xây dựng chính sách và cơ chế quản lý về ứng dụng CNTT trong dạy học và

quản lý giáo dục là rất cần thiết bởi nó giúp cho việc ứng dụng CNTT trong QLGD được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả, đồng thời tạo động lực cho CBQL, giáo viên ứng dụng CNTT trong QLGD, quản lý nhà trường và trong các hoạt động nghề nghiệp của họ.

- Biện pháp thứ 5 về xây dựng các mô hình thí điểm tổ chức và quản lý việc ứng dụng CNTT trong quản lý cũng được cho là cần thiết và khả thi. Xây dựng mô hình thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng rãi, nhằm tránh các rủi ro và nhằm đảm bảo cho sự thành công của việc phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lý các trường phổ thông.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Những biện pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất ở trên được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu nội dung và đặc điểm hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD với điều kiện hiện nay; nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác QLGD nói chung, quản lý việc ứng dụng CNTT vào các trường THCS nói riêng và việc vận dụng trong điều kiện thực tiễn của quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

Quá trình đề xuất đã đảm bảo tính pháp lý, tính đồng bộ, tính hiệu quả và tính thực tiễn của các biện pháp. Việc khảo nghiệm cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp được đề xuất khi triển khai áp dụng một mặt phải được triển khai một cách kịp thời, đồng bộ, thường xuyên trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ mỗi giai đoạn, mỗi năm học.

Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên được triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý là một việc làm cần thiết, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và công cuộc CNH-HĐH của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được được điều này cần phải có được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, của UBND quận Lê Chân và đặc biệt là các cán bộ quản lý ở các trường THCS trong quận.

Với mục đích nhằm nâng cao việc ứng dụng CNTT trong đổi mới công tác quản lý ở các trường THCS, đề tài đã xây dựng và hệ thống một số khái niệm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận về các biện pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Đó là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tác động đến tập thể giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học, giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu đề ra.

Đề tài đã đánh giá được thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học ở các trường THCS của quận Lê Chân như: Thực trạng về cơ sở vật chất, thực trạng về đội ngũ, cán bộ CNTT, thực trạng về quản lý, chỉ đạo việc ứng dụng CNNT trong quản lý dạy học, thực trạng các biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học trong một số trường THCS của quận.

Đề tài cũng đã phân tích được các thực trạng các biện pháp thông qua phân tích các mâu thuẫn ảnh hưởng như: Về chủ chương, chính sách, về cán bộ quản lý, về cán bộ, giáo viên, về học sinh về chương trình và phương pháp dạy học và về vấn đề cơ sở vật chất, ...

đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí dạy học, đó là:

- Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo, nhạy bén; chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn; chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.

- Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; đội ngũ cán bộ, giáo viên có chuyên môn về CNTT còn thiếu, tay nghề còn hạn chế; một số ít chưa toàn tâm toàn ý với nghề.

- Giáo dục phổ thông chịu sức ép lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng.

- Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn ít, cơ sở vật chất, máy tính, mạng máy tính, trang thiết bị dạy học nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn (chương 1, và chương 2) và qua việc khảo sát thực trạng lấy ý kiến cán bộ, giáo viên, học sinh, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng như sau:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học

Giải pháp 2: Tổ chức tập huấn, xây dựng và sưu tầm nguồn học liệu theo hướng ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy ở các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

Giải pháp 3 : Hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức nhằm mục đính tin học hoá công tác quản lý

Giải pháp 4 : Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục

Giải pháp 5 : Xây dựng các mô hình thí điểm tổ chức và quản lý việc ứng dụng CNTT trong quản lý

quản lý vào hoạt động quản lý ở các trường THCS. Các biện pháp đưa ra là kết quả tổng kết các kinh nghiệm và qua các ý kiến tham khảo, góp ý của các CBQL phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường THCS và đặc biệt là các giáo viên.

Các biện pháp đưa ra đã được khảo nghiệm qua việc trưng cầu ý kiến của các chuyên viên phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. Các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức độ cao.

Việc nghiên cứu của đề tài có thể góp phần giúp cho phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường THCS có được các biện pháp, phương pháp cải tiến trong quá trình quản lý việc dạy và học của mình, từ đó tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý, tăng hiệu suất công việc, nâng cao uy tín và thương hiệu của các nhà trường

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT.

- Có các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn chi tiết trong việc sử dụng, khai thác, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở bậc trung học để Phòng GD&ĐT và các trường THCS có hành lang pháp lý để thực hiện.

- Tăng biên chế về cán bộ giáo viên làm CNTT trong các nhà trường và có chế độ chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với những cán bộ, giáo viên làm về CNTT.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT và phòng GD &ĐT.

- Đề ra các chủ trương lớn, rõ ràng và có các kế hoạch cụ thể trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các nhà trường. Lựa chọn, thống nhất các phần mềm ứng dụng trong quản lý dạy học, xây dựng, hoàn thiện trang thông tin điện tử (Website) và tích hợp dữ liệu của Ngành.

- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường THCS quận lê chân, thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 105)