8. Dự kiến điểm mới của đề tài
1.3.2.3. Sử dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học của GV và kết quả
kết quả học tập của học sinh
Quản lý (QL) hoạt động dạy học của giáo viên: bao gồm QL việc thực hiện chương trình dạy học, việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV; việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV; tổ chức đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ cho GV.
Xây dựng các hệ thống tin học hoá các hoạt động chuyên môn - nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động như: Công tác Phổ cập,
công khai việc quản lý điểm của học sinh, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, xây dựng kho tư liệu điện tử dùng chung, quảng bá các bộ giáo án tốt, lập diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giáo dục - dạy học…thông qua trang website của nhà trường và sử dụng một số phần mềm quản lý hoạt động dạy học của giáo viên như: Phần mềm lập TKB; Phần mềm QL điểm; ...
Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học.
Tổ chức Diễn đàn trên mạng để giáo viên và học sinh thảo luận bài học một cách tích cực, chủ động; Tuyển chọn và tổ chức công bố công khai các thủ tục hành chính trên website để giáo viên, học sinh và phụ huynh sử dụng; các thủ tục chung của toàn ngành thì kết nối trực tiếp vào trang web cải cách hành chính của Bộ http://cchc.moet.gov.vn để đồng bộ kịp thời khi có thay đổi.
CNTT giúp quá trình quản lý hoạt động học tập của học sinh được rõ ràng, chính xác. Chương trình quản lý học sinh giúp cho các thông tin về học sinh luôn được xử lý một cách tự động. Học sinh luôn biết được kết quả học tập của bản thân một cách nhanh nhất để có được những điều chỉnh cần thiết trong học tập của minh nhằm đạt kết quả cao hơn. Thông qua những chương trình học tập, học sinh cũng tự đánh giá được mức độ nhận thức mà bản thân đạt được. Những thông tin về quá trình phấn đấu của học sinh làm cho người quản lý điều chỉnh cách thức quản lý để đạt mục đích của Nhà trường đề ra.
CNTT làm cho những thông tin về quá trình học tập và phấn đấu của học sinh được công khai hóa làm cho gia đình, xã hội được biết những nhận xét đánh giá nhà trường đối với học sinh. Việc công khai các thông tin đó làm cho học sinh có động lực học tập hơn, làm cho học sinh có ý thức học tập cao hơn. CNTT và mạng nội bộ, mạng internet thực hiện việc công khai
hóa những thông tin đó một cách rất nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng cách làm phong phú và sinh động các giờ học, các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động khác như tổ chức cho học sinh tự đi thu thập tài liệu, quay phim chụp ảnh các di tích lịch sử, các danh nhân thuộc địa phương để làm tư liệu lịch sử, đưa lên website của trường, của Sở GDDT. Có thể tổ chức học sinh tham gia xây dựng các bài thuyết trình lịch sử, địa lý, sinh vật cảnh,… tùy theo điều kiện của từng địa phương, của từng trường;
Tổ chức thông báo miễn phí trên website của trường, của phòng GD & ĐT; Sở GD & ĐT và qua e-mail kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cho phụ huynh học sinh. Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học, nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT cho học sinh phổ thông các cấp học.
1.3.2.4. Sử dụng CNTT trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.
* Ứng dụng CNTT trong khâu lập kế hoạch: Hoạt động lập kế hoạch là hoạt động căn cứ thực trạng ban đầu của tổ chức, bao gồm xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức trong từng giai đoạn, thời kỳ và từ đó định ra biện pháp hay cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. CNTT giúp cho việc tính toán, ước lượng, thu thập thông tin là cho kế hoạch của đơn vị sát với mục tiêu của đơn vị, phù hợp với môi trường của đơn vị hơn. Việc lập kế hoạch sát với mục tiêu, phù hợp với trạng thái của đơn vị giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc thực hiện kế hoạch, làm cho đơn vị chủ động đối phó, thích ứng vơi sự thay đổi của môi trường giáo dục.
* Ứng dụng CNTT trong khâu tổ chức: Tổ chức là sự hình thành nên cấu trúc các mối quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức với nhau mà nhờ cấu trúc đó, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý một cách hiệu quả nhất nhằm thực hiện thành công kế hoạch, tức là đạt được mục tiêu, mục đích mà kế hoạch đã đặt ra. Khâu tổ chức cần thông tin chính xác, rõ ràng, chân thực. CNTT giúp cho việc thu thập thông tin nhanh, rõ
ràng, chính xác, chân thực. Những thông tin này giúp cho công tác tổ chức trong quản lý giáo dục được chính xác, có hiệu quả.
* Ứng dụng CNTT trong khâu chỉ đạo: Chỉ đạo là hoạt động điều khiển hệ thống, làm cho hệ thống tiến đến mục tiêu đề ra. Người quản lý cần nắm được thực trạng của hệ thống đang có vấn đề gì? Các cấp quản lý ý thức như thế nào về vấn đề đó? Để giải quyết vấn đề thì cần những nguồn lực nào? Hiện trạng hệ thống đã có những nguồn lực nào, đã đủ điều kiện để giải quyết vấn đề chưa? Khâu này cần nhiều thông tin có tính khách quan, trung thực, chính xác, rõ ràng. Thông tin thu được còn phải được xử lý qua các khâu ước lượng, kiểm định. Thông tin làm cho người có trách nhiệm nắm được hiện trạng của đơn vị, nắm được vị trí của đơn vị trong quá trình thực hiện mục tiêu, mục đích đề ra. Việc nắm những thông tin một cách đầy đủ, trung thực giúp cho người quản lý ra được những quyết định sáng suốt, đúng đắn, phù hợp với trạng thái của đơn vị, giúp đơn vị đạt đến mục tiêu với một chi phí thấp nhất.
* Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra là hoạt động nhằm thẩm định, xác định trạng thái của hệ thống, của đơn vị. Như vậy, kiểm tra là thu thập, ghi chép các thông tin về hệ thống và so sánh các thông tin này với một thước đo nhằm xác định xem hệ thống đang ở vị trí nào trong quá trình thực hiện mục tiêu. Kiểm tra có hai quá trình: thiết lập hệ thống thang đo và thu thập các thông tin về trạng thái của hệ thông, so sánh nó với thang đo đề ra.
CNTT là một ngành rất thuận lợi cho phép triển khai kỹ thuật trắc nghiệm khách quan. Kỹ thuật kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan cho phép người quản lý tăng cường kiểm tra một cách sâu sát hơn, mở rộng hơn. Người quản lý có thể thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan đến từng người học. Công nghệ internet cho phép người học có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Làm cho người học tự thẩm định chính mình, chuyển dần quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Việc kiểm tra để nắm bắt trạng thái của hệ thống rất quan trọng. Kiểm tra cho phép đánh giá mức độ, chất lượng các công việc mà đơn vị đã thực hiện trong quá trình thực hiện mục tiêu để có những điều chỉnh kịp thời, làm cho đơn vị thực hiện mục tiêu đề ra một cách tối ưu nhất.
Ứng dụng CNTT trong kiểm tra giúp cho các thông tin thu được chính xác, chân thực, nhanh chóng làm cho kết quả kiểm tra phản ánh đúng trạng thái của hệ thống. Thông tin về trạng thái đúng đắn, rõ ràng, nhanh chóng giúp cho nhà quản lý có điều kiện tăng cường hoạt động kiểm tra, giúp cho nhà quản lý nhanh chóng nắm bắt được những biến đổi của hệ thống, có được các quyết định điều chỉnh kịp thời, làm cho hiệu quả công tác quản lý được nâng cao.
+ Điều kiện để đảm bảo ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo có hiệu quả. Để đảm bảo việc ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo có hiệu quả cần có hai yếu tố: Cơ sở vật chất đầy đủ và trình độ sử dụng CNTT của đội ngũ CBQL.
Cơ sở vật chất cần đáp ứng một số điều kiện sau đây: Hệ thống thiết bị CNTT đáp ứng được những yêu cầu đề ra như cấu hình phải đảm bảo các chương trình quản lý phải sử dụng được, hệ thống mạng nội bộ phải luôn thông suốt với một tốc độ nhanh, hệ thống phải được bảo mật tốt, tránh được những can thiệp từ những người không có quyền truy cập.
Trình độ CNTT của CBQL trong đơn vị phải đạt các yêu cầu: sử dụng thành thạo hệ thống thông tin bao gồm các chương trình ứng dụng, các chương trình quản lý, hệ thống mạng nội bộ, hệ thống mạng internet. Với cán bộ quản lý, cần biết sử dụng internet trong việc thu thập, tìm kiếm thông tin, gửi nhận thư điện tử, biết sử dụng các chương trình ước lượng, kiểm tra thông tin. Với cán bộ giáo viên, cần biết các chương trình phục vụ việc giảng dạy của bản thân, biết tìm kiếm thông tin trên internet theo chủ đề, biết lưu trữ và tổ chức lưu trữ trên hệ thống riêng của mình, hoặc lưu trữ trên hệ thống mạng chung.
Hai điều kiện nói trên phải tương xứng với nhau để những khoản đầu tư không bị lãng phí. Nếu đầu tư tràn lan mà không nâng cao trình độ CNTT của cán bộ thì lãng phí cơ sở vật chất, nếu không đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp thì lãng phí năng lực của cán bộ giáo viên. Cả hai trường hợp nói trên đều dẫn đến việc ứng dụng CNTT vào quản lý không có hiệu quả.
Tóm lại CNTT có vai trò quan trọng trong QLGD nói chung, quản lý các trường THCS nói riêng. Việc ứng dụng CNTT vào QLGD góp phần nâng cao chất lượng GD trong nhà trường.
1.4. Các yếu tố đảm bảo ứng dụng thành công CNTT trong quản lý trường THCS
Chỉ thị 58/CT-TW ban hành ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đề ra một số mục tiêu cơ bản cần đạt tới cho lĩnh vực CNTT của nước ta và đặc biệt nhấn mạnh: CNTT phải được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Để ứng dụng CNTT trong công tác quản lý trường THCS cần có các yếu tố sau:
- Các cấp QLGD tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện ứng dụng Công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector), nối mạng Internet cho phòng bộ môn tin học.
- Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ quản lý về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, khai thác mạng Internet ...
- Tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo, xây dựng các mô hình điểm ... về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các trường THCS.
- Đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm đã được trang cấp: phầm mềm kế toán, phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý trường học,...
1.4.1. Tăng cường nhận thức và quán triệt quan điểm ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
quả thì trước hết nhà quản lý phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, phát triển CNTT trong nước và trong ngành giáo dục và đào tạo.
Chủ trương phát triển CNTT từ nay đến năm 2010 của toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ sau: “Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng đội ngũ nhà giáo.... Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm, tăng cường giáo dục hướng nghiệp …”[5]. Để có thể thực hiện được các nhiệm vụ trên, ngày 10/02/2007 Bộ GD&ĐT đã có công văn số 12966/ BGD&ĐT – CNTT về hướng dẫn và yêu cầu các Sở GD&ĐT, các trường Cao đẳng, Đại học đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT và lấy năm học 2008 – 2009 là “năm Công nghệ thông tin”. Từ những phân tích ở trên chúng ta thấy rằng, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học trong thời điểm hiện nay ở các cơ sở giáo dục đào tạo là hết sức cần thiết và hết sức đúng đắn.
Chính vì vậy, phương hướng và giải pháp lớn của ngành giáo dục và đào tạo là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, phấn đấu nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Tích cực triển khai chương trình học, SGK và phương pháp dạy học mới”[5]. Việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình THCS mới phải nhằm mục đích:
- Tích cực hoá quá trình dạy và học thay cho việc lý luận quá nhiều. - Vận dụng linh hoạt trong các điều kiện hoàn cảnh cụ thể để ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý dạy học. Mỗi nhà quản lý giáo dục nói chung và ở mỗi trường phổ thông nói riêng đặc biệt là ở trường THCS cần tổ chức triển khai để giáo viên ứng dụng và tiến tới ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đó là:
+ Triển khai hệ thống thông tin quản lý trường học.
+ Khai thác và sử dụng mã nguồn mở trong quản lý và dạy học. + Triển khai hệ thống thông tin, báo cáo qua mạng.
+ Sử dụng giáo án điện tử, hệ thống phần mềm hỗ trợ dạy học và hệ thống bài giảng trực tuyến (E-Learning) qua mạng.
1.4.2. Nhân lực và trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường THCS.
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.
Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học, nhiều giáo viên có hai bằng đại học, trong đó có một bằng đại học về CNTT; Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.
Muốn ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng