0
Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Những chủ trương đổi mới quản lý giáo dục và ứng dụng CNTT của

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 57 -57 )

8. Dự kiến điểm mới của đề tài

2.2. Những chủ trương đổi mới quản lý giáo dục và ứng dụng CNTT của

trong quản lý giáo dục của ngành, thành phố và quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

- Ngày 11 tháng 01 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 09/QĐ-CP phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) giai đoạn 2005 – 2010”, với mục tiêu tổng quát sau: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt và chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HDH đất nước”. Và đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu: “Tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò trách nhiệm của nhà giáo, CBQLGD có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy về nghề nghiệp làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực”.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn đẩy mạnh CNH - HDH đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vững vàng, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, điều này cho thấy sự bất cập giữa lực lượng lao động có tay nghề với yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH. Mục tiêu để phấn đấu đến năm 2010 đạt khoảng 40% tỉ lệ lao động qua đào tạo. Để thực hiện mục tiêu trên, một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết là nâng cao chất lượng quản lý. Điều này đòi hỏi phải có đầu tư cho sự phát triển của các cơ sở này bởi những kế hoạch phát triển dài hạn, những sự phát triển có luận chứng khoa học và có giải pháp khả thi.

- Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đã chỉ ra rằng “Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. [6]

- Nghị định 49/CP của Chính phủ cũng nêu rõ: ”Cần nhanh chóng đào tạo chính quy một đội ngũ chuyên viên lành nghề trong lĩnh vực CNTT, giáo dục phổ cập về CNTT trong trường trung học, phổ biến kiến thức về CNTT trong xã hội, đồng thời tăng cường áp dụng CNTT trong bản thân ngành Giáo

dục và Đào tạo”. Tin học hóa quản lý giáo dục vừa là nhiệm vụ phải thực hiện đồng thời cũng là biện pháp để thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất công tác quản lý giáo dục.

- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục;

- Chỉ thị số 9584/BGDĐT-CNTT, ngày 7/9/2007 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 đã ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học; tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục; đẩy mạnh chương trình dạy ngoại ngữ, tin học trong các cơ sở giáo dục; đặc biệt là cấp THCS và THPT”, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là lấy năm học 2008 – 2009 là “Năm học Công nghệ thông tin”.

Thực hiện chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012; Quán triệt tinh thần ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục; chỉ thị 16/CT-UBND ngày 21/9/2010 của UBND thành phố về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011, năm học được xác định là “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Nghị quyết Đại hội 14 Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 xác định nhiệm vụ: “ Tập trung nguồn lực đầu tư và các giải pháp đồng bộ, khả thi để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu, một trong những khâu đột phá đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Đổi mới toàn diện, tạo bước phát triển mới về chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan tâm công tác quy hoạch phát triển lĩnh vực đào tạo, có cơ chế, chính sách ưu tiên, tập trung phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”.

2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

2.3.1. Khái quát chung về thực trạng công tác quản lý.

* Quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo, Cấp ủy Ban giám hiệu Nhà trường đã từng bước hình thành xây dựng quy chế quản lý đào tạo, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Ứng dụng CNTT đã được tiến hành trên nhiều mặt: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; đưa vào Nghị quyết của chi bộ; bổ sung vào nội quy quy chế của Nhà trường …Việc xây dựng quy chế ứng dụng CNTT trong công tác quản lý dựa trên điều lệ của Nhà trường, hệ thống các văn bản của Bộ GD – ĐT. Mục đích ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý của Nhà trường theo một hệ thống thống nhất để phát huy có hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, công tác quản lý còn thể hiện thông qua việc kiểm tra đánh giá, có khen chê kịp thời đúng mức, đồng thời chỉ ra phương pháp điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch trong hoạt động quản lý. Đồng thời thường xuyên bổ sung hoàn thiện quy chế nội bộ cơ quan, có chính sách đãi ngộ hợp lý, xem lao động và đãi ngộ là hai mặt của một chính sách, đây là mối quan hệ nhân quả, chúng vừa là động cơ vừa là mục đích của nhau.

Trong mười năm học gần đây, các trường THCS trong quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng luôn đặt nhiệm vụ đào tạo lên hàng đầu, nâng cao chất lượng quản lý là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng quản lý nói riêng và ứng dụng CNTT nói chung thì điều quan trọng không thể thiếu được đó là củng cố và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động quản lý của Nhà trường từ đó tạo nên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các tập thể Hội đồng sư phạm cũng như cán bộ quản lý.

Qua tìm hiểu tại phòng GD&ĐT quận Lê Chân chúng tôi được biết các trường THCS của quận đã triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý như sau:

* Công tác xây dựng kế hoạch

1. Xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào quản lý cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ.

2. Kế hoạch về đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT

3. Kế hoạch về xây dựng website, trang bị phần mềm, CSDL phục vụ dạy học 4. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL. 5. Kế hoạch chỉ đạo xây dựng một số đơn vị trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học

6. Kế hoạch tổ chức một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học. 7. Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT.

* Công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động ứng dụng CNTT vào công tác quản lý.

1. Quán triệt tới các nhà trường mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ. 2. Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT. 3. Chỉ đạo các trường xây dựng website riêng, trang bị phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và giảng dạy.

4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL. 5. Tổ chức, chỉ đạo một số có trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các đơn vị khác.

* Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào công tác quản lý

1. Kiểm tra các trường trong việc quán triệt mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học.

2. Kiểm tra kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT của các nhà trường. 3. Kiểm tra các trường về việc trang bị phần mềm, xây dưng website, xây dựng CSDL phục vụ công tác quản lý và dạy học .

4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL.

5. Kiểm tra các trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các đơn vị khác.

6. Kiểm tra việc ứng dụng CNTT thông qua dự giờ, qua các chuyên đề có ứng dụng CNTT.

7. Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc ứng dụng CNTT vào quản lý theo định kì.

* Công tác thi đua, khen thưởng về ứng dụng CNTT vào quản lý.

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT vào quản lý.

2. Nâng cao nhận thức về lợi ích của ứng dụng CNTT vào quản lý 3. Tổ chức thi đua giữa các trường

4. Khen thưởng bằng vật chất

5. Khen thưởng động viên tinh thần

- Một số hạn chế về việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý .

+ Các biện pháp, chủ trương chưa hấp dẫn, chưa hiệu quả nên chưa thu thút được giáo viên giỏi, chưa huy động hết năng lực của đội ngũ giáo viên giảng dạy về CNTT.

+ Điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý.

+ Kế hoạch ứng dụng CNTT còn chắp vá thực hiện chưa đồng bộ và chưa toàn diện.

2.3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

Đế đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở quận Lê Chân thành phố Hải Phòng, tác giả đã tổ chức khảo sát với 9 mẫu phiếu điều tra (CBQL, GV và HS) gồm 980 phiếu hỏi và tổ chức 20 cuộc trao đổi và nhiều cuộc phỏng vấn các CBQL, các GV chuyên môn tin học. Tác giả đã lấy

ý kiến trên các mặt: Vấn đề trang bị cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, QLGD (phòng máy, mạng LAN, kết nối Internet…); trình độ CBQL, GV (các kiến thức và kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học, QLGD…); thời lượng công việc quản lí có ứng dụng CNTT; thực trạng ứng dụng CNTT… ở các trường THCS quận Lê Chân thành phố Hải Phòng.

- Về ứng dụng CNTT trong QLGD: bước đầu tiếp cận với tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm Word, một số GV và CBQL sử dụng được Excel, PowerPoint và một số phần mềm có giao diện bằng tiếng Việt; 51 % số CBQL ,GV, NV biết truy cập Internet và sử dụng thư điện tử. Tuy nhiên cũng có một số trường có phòng máy tính phục vụ giảng dạy đã cũ, tốc độ chậm, cấu hình thấp, việc chạy các phần mềm, truy cập Internet rất khó khăn. Tỉ lệ CBQL, GV có máy tính riêng mới đạt 45,2%. Các phần mềm đang sử dụng còn ít, phiên bản cũ, lạc hậu. 100% các trường được khảo sát đã sử dụng các phần mềm văn phòng (MS Word, MS Excel) để làm các văn bản, công văn, báo cáo sở GD-ĐT, phòng GD&ĐT…72% các trường được khảo sát đã sử dụng một số phần mềm ứng dụng để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ như:

+ Phần mềm xếp phòng thi, thi học kì, thi tốt nghiệp, thi nghề; + Phần mềm hướng nghiệp;

+ Phần mềm quản lí cán bộ, giáo viên (PMIS) của Bộ GD-ĐT;

+ Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp (EMAS) của Bộ Tài chính; + Hệ thống thông tin quản lí giáo dục (EMIS) của Bộ GD-ĐT;

+ Phần mềm xếp thời khóa biểu (Schoolnet);

+ Phần mềm quản lí điểm, xếp loại sổ điểm, học bạ; + Phần mềm tuyển sinh.

- Về việc sử dụng Internet phục vụ cho công tác quản lí.

Hiện nay 100% các trường đã kết nối Internet. Tuy vậy, việc kết nối Internet chưa nói lên rằng các trường đã sử dụng Internet đẻ hỗ trợ QLGD hiệu quả.

Việc kết nối Internet mới phục vụ phần nào cho công tác thông tin lien lạc của cán bộ văn phòng, chưa khai thác Internet để học tập, nghiên cứu khoa học, để chia sẻ thông tin.

- Đánh giá về hiệu quả ứng dụng CNTT trong QLGD

+ Về thời lượng có ứng dụng CNTT trong quản lí: Thông qua các hình thức phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với các cán bộ QLGD trong các trường tác giả rút ra một số kết luận sau:

Hiện nay đã có 85,8% số trường THCS quận Lê Chân, Hải Phòng bước đầu sử dụng CNTT&TT trong QLGD, sử dụng một số phần mềm quản lí, trợ giúp công tác QLGD, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lí. Các cấp quản lí cũng hết sức khuyến khích việc ứng dụng CNTT&TT trong quản lí. Tuy nhiên, các công việc quản lí có sử dụng CNTT&TT chưa nhiều chỉ mang tính chất thí điểm, chỉ sử dụng ở các công việc đơn giản, chưa thực sự giúp ích đắc lực cho công việc của các nhà QLGD. Hiện nay không phải nhà QLGD nào cũng có những kĩ năng tin học, phần lớn mới chỉ được thực hiện qua lực lượng văn phòng giúp việc. Qua điều tra cho thấy số CBQL biết cài đặt để kết nối máy tính với Internet là 37,2%; tự thiết lập được hộp thư điện tử là 51,8%; biết soạn, gửi thư điện tử là 62,4%; biết gửi các thư điện tử kèm với các file là 48,5%; số người biết tìm kiếm và truy cập vào các website theo chủ đề để đọc thông tin giúp cho công tác quản lí của mình là 58,3%; số người biết khai thác tài liệu trên Internet, biết cài đặt các phần mềm để đọc, để lưu giữ, sử dụng thông tin là 35,6%... Một số trường THCS quận Lê Chân Hải Phòng đã biết sử dụng CNTT&TT trong công tác lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm quản lí dữ liệu, nhờ đó đã giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lí. Hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL mới dừng ở việc xóa mù tin học văn phòng, nội dung của các khóa bồi dưỡng thường chủ là một số kiến thức về cấu tạo máy vi tính, hệ điều hành Window, Word, Excel, PowerPoint, cách sử dụng Internet. Các kiến thức trên chưa đủ để người CBQL sử dụng CNTT&TT trong công việc một cách hiệu quả.

2.3.3. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên và quản lý hoạt động học tập của học sinh

*Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên: Qua tìm hiểu cho thấy trong thực tiễn hiện nay các hình thức phổ biến của ứng dụng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 57 -57 )

×