8. Dự kiến điểm mới của đề tài
1.2.3. Khái niệm công nghệ, thông tin, công nghệ thông tin
- Khái niệm công nghệ: Có thể khái niệm chung được hiểu công nghệ (Technology) là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc ứng dụng của các dụng cụ, máy móc nguyên vật liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện những kiến thức của con người trong việc giải quyết các các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn.
- Khái niệm thông tin: Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.
Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ... Ngày nay, thuật
ngữ "thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến. Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác...Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.
Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, nó bao gồm các kênh liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm thanh, sóng hình... Kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhau hay nối với con người. Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là tiếng nói, từ đó nghĩ ra chữ viết. Ngày nay nhiều công cụ phổ biến thông tin đã xuất hiện: bút viết, máy in, điện tín, điện thoại, phát thanh, truyền hình, phim ảnh v.v.
Về nguyên tắc, thì bất kỳ cấu trúc vật chất nào hoặc bất kỳ dòng năng lượng nào cũng có thể mang thông tin. Các vật có thể mang thông tin được gọi là giá mang tin (support). Thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định nhưng hình thức thể hiện của thông tin thì rõ ràng mang tính quy ước. Có nhiều cách phân loại thông tin. Chúng ta quan tâm đến cách phân loại dựa vào đặc tính liên tục hay rời rạc của tín hiệu vật lý. Tương ứng, thông tin sẽ được thành chia thành thông tin liên tục và thông tin rời rạc.
- Khái niệm công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử - Tin học - Viễn thông và tự động hoá (Theo Nghị định 49/CP).
- Những đặc điểm của CNTT:
+ Công cụ của CNTT là hệ thống máy tính điện tử và hệ thống truyền dẫn thông tin. Những công cụ, máy móc của ngành công nghệ thông tin thực hiện những thao tác xử lý thông tin rất nhanh, chính xác. Các kết quả của xử lý thông tin bằng công nghệ thông tin có độ tin cậy cao. Những quyết định quản lý dựa trên thông tin đã được xử lý bằng nghệ thông tin vì vậy có được tính chặt chẽ, hợp lý, có tính kịp thời nên có hiệu quả cao.
+ Máy móc có thể hoạt động liên tục không mệt mỏi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc có thể làm cho công việc được tiến hành không ngừng trong ngay cả ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc của con người, giảm bớt sự can thiệp cụ thể của con người.
+ CNTT làm thay đổi tư duy của con người. Thực tế cho thấy, từ khi công nghệ thông tin phát triển rộng rãi, xã hội đã quen với máy tính, điện thoại, và nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Trong thời đại CNTT phát triển, thông tin đến với con người theo nhiều con đường với nhiều hình thức khác nhau. Con người buộc phải thu thập, chọn lọc để có được những thông tin đáng tin cậy để sử dụng trong công việc. Cách tư duy của con người dần dần cũng thay đổi theo.
thông tin theo cách thức truyền thống không còn phù hợp với công việc hiện nay. Con người phải thay đổi phương thức xử lý thông tin phù hợp với công việc, với hoàn cảnh hiện nay.
+ CNTT làm thay đổi cách quản lý, trong đó có QLGD. Công nghệ mới đòi hỏi phải có cách quản lý phù hợp. CNTT là một công nghệ mới, cách thức quản lý cũ không còn phù hợp nên phải thay đổi.
+ CNTT làm cho hướng lưu chuyển các luồng thông tin thay đổi cơ bản. Trước đây, thông tin thường đến với các lãnh đạo trước rồi được chuyển qua nhiều cấp đến nhân viên thực thi, thông tin ngược từ nhân viên chuyển qua nhiều cấp đến lãnh đạo xử lý. Với xu hướng phát triển CNTT, thông tin có thể chuyển theo thẳng từ lãnh đạo đến thẳng nhân viên và từ nhân viên lên thẳng các cấp lãnh đạo mà không cần qua trung gian.
+ CNTT làm thay đổi cách QLGD một cách toàn diện. CNTT tham gia vào tất cả các khâu trong QLGD một cách mạnh mẽ, có hiệu quả. Thông tin được lưu chuyển nhanh hơn, rộng rãi hơn giúp cho các nhà QLGD phải tự thay đổi mình cho phù hợp hoàn cảnh mới.
- Nội dung của CNTT đa dạng và phong phú:
+ Lĩnh vực công nghệ phần cứng: Đây là lĩnh vực mà CNTT thực hiện những yêu cầu sản xuất các thiết bị phục vụ công việc, tích hợp các thiết bị để thực hiện các công việc.
+ Lĩnh vực ứng dụng CNTT trong truyền thông. Thông tin được xử lý trong một hệ thống, trong một địa điểm cụ thể thì không truyền bá được cho nhiều người dùng. Truyền thông giúp cho thông tin được truyền đến nhiều người, nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới, làm thông tin được quảng bá rộng rãi. CNTT thực hiện khâu chuẩn bị để dữ liệu được đóng gói, được chuyển hóa thành tín hiệu phù hợp với yêu cầu của đường truyền dẫn vật lý sẵn có như mạng điện thoại, cáp quang… Lĩnh vực truyền thông là một cơ sở quan trọng của việc ứng dụng internet để truyền dẫn thông tin.
chạy trên máy tính để thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Phần mềm rất đa dạng và do các hãng phần mềm thiết kế. Muốn máy tính thực hiện một công việc cụ thể nào đó, thì cần phải cài đặt phần mềm tương ứng lên máy tính đó. Như vậy phần mềm rất quan trọng trong việc ứng dụng CNTT vào công việc.
- Hệ thống thông tin QLGD
Để ứng dụng CNTT trong QLGD một cách hiệu quả cần thiết kế một hệ thống thông tin quản lý thích hợp. Hệ thống thông tin này được thiết kế với một hệ thống các thông số cần thiết cho QLGD, đó là:
+ Thông tin quản lý nhân sự; + Thông tin quản lý chuyên môn; + Thông tin quản lý học sinh; + Thông tin kết quả học tập;
+ Thông tin quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật; + Thông tin quản lý tài chính…
Nếu thiếu hệ thống thông tin này thì không thể quản lý được hệ thống giáo dục - Các phần mềm quản lý giáo dục: Các trường phổ thông đã ứng dụng những phần mềm chuyên biệt để phục vụ cho công tác QLGD như :
+ Phần mềm tuyển sinh. + Phần mềm quản lý điểm.
+ Phần mềm hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu. + Phần mềm quản lý nhân sự.
+ Phần mềm quản lý thi và kiểm tra. + Phần mềm hỗ trợ ra đề thi trắc nghiệm. + Phần mềm quản lý thư viện.
+ Phần mềm kế toán.
- Khả năng vận dụng vào QLGD: Những phần mềm nêu trên có khả năng ứng dụng lớn trong công tác QLGD tại các nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng biệt của nhà trường, những phần mềm đó còn
một số điểm chưa phù hợp.
1.3.Ứng dụng CNTT trong quản lý trường THCS
1.3.1. Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường THCS các trường THCS
CNTT là ngành khoa học công nghệ cao, nó có nhiều tác dụng trong cuộc sống xã hội, mang lại hiệu quả lớn trong mọi mặt của xã hội trong đó có quản lý. Ứng dụng CNTT làm cho việc quản lý trở nên sâu sát hơn, cụ thể hơn, người quản lý không mất nhiều thời gian vào những việc cụ thể mà dành nhiều thời gian hơn cho công việc hoạch định chiến lược cho tổ chức, cho đơn vị.
CNTT làm cho tất cả các thông tin được cập nhật nhanh chóng, các thông tin của đơn vị được công khai với cộng đồng. Sự công khai thông tin làm cho cộng đồng đánh giá được đơn vị, làm cho đơn vị thân thiện với cộng đồng, với người học. Thông tin được công khai cũng làm cho cộng đồng chấp nhận đơn vị, làm cho gia đình, đơn vị chủ quản đơn vị nắm được tình hình học tập của con em, của nhân viên mình kịp thời. Ngoài ra, CNTT giúp người học có thể tham khảo thông tin phục vụ bài học, có thể tự học trong những thời gian khác nhau, ở những địa điểm khác nhau, làm cho trở nên chủ động học tập theo hướng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
CNTT làm cho quá trình quản lý nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Máy tính là một công cụ chủ yếu trong CNTT, máy tính thực hiện những phép tính toán rất nhanh và chính xác. Công nghệ truyền thông đã dần tiến tới trình độ hoàn thiện ở mức độ cao nên thông tin được truyền đi nhanh chóng, rộng khắp. Nhờ CNTT, thông tin quản lý được truyền đến người quản lý hầu như tức thì, trực tiếp không thông qua khâu trung gian nên người quản lý nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng, chân thực. Từ nguồn thông tin đó, người quản lý có thể xử lý thông tin quản lý kịp thời và chính xác.
CNTT làm cho những quyết định quản lý sát với thực tế đang diễn ra, làm cho quyết định quản lý có hiệu quả hơn. Do xã hội luôn luôn thay đổi nên
trạng thái của đơn vị biến đổi không ngừng. Các quyết định quản lý cũng vì vậy mà không đồng nhất như nhau trong thời điểm khác nhau. Tốc độ thay đổi của xã hội hiện đại càng nhanh càng yêu cầu người lãnh đạo phải cân nhắc tức thời để ra được quyết định quản lý phù hợp với tình hình thực tế. CNTT giúp cho việc cân nhắc các điều kiện thực tế một cách nhanh chóng, đặc biệt là việc tính toán các đại lượng có thể đo đếm được. Khả năng tính toán của CNTT có thể là một cơ sở để hỗ trợ cho các nhà quản lý ra quyết định một cách đúng đắn một cách nhanh nhất, dành nhiều thời gian hơn vào công việc khác.
Tóm lại ứng dụng CNTT trong QLGD của trường THCS giúp: Giảm chi phí về thời gian, kinh phí; tăng hiệu quả; xử lý thông tin nhanh, kịp thời, chính xác, dễ chia sẻ tài nguyên; dễ bảo mật và lưu giữ lâu dài.
1.3.2. Một số nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các trường THCS.
1.3.2.1. Tin học hóa QLGD thông qua việc xây dựng và quản lý mạng Lan và sử dụng mạng INTERNET Lan và sử dụng mạng INTERNET
Xây dựng mạng Lan ( Local Area Network), kết nối các máy tính trong trường học, chỉ cần một đường truyền được kết nối với một máy tính thì các máy trong mạng nội bộ có thể được trao đổi thông tin với nhau và chia sẻ thông tin trên Internet. Nhờ có mạng, chúng ta có thể được cung cấp các dịch vụ thư tín điện tử, truyền các tệp dữ liệu, tìm kiếm và trao đổi thông tin, sử dụng chung các phần mềm quản lý và dạy học.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cần coi mạng máy tính là công cụ, phương tiện thiết yếu mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý nhà trường. Việc xây dựng hệ thống mạng thông tin giữa phòng GD & ĐT với các trường THCS bằng cách thiết lập đường truyền kết nối máy tính, thiết lập địa chỉ thư điện tử, xây dựng hệ thống thông tin thông qua các website của phòng GD & ĐT và các trường. Sử dụng thành thạo việc chuyển nhận thông tin qua email, truy cập vào các website để lấy thông tin, tiến tới xây dựng website của
cả hệ thống, tổ chức diễn đàn qua trang thông tin. Bước tiếp theo là xây dựng website cho từng đơn vị, tiến tới trao đổi thông tin trực tuyến, kết nối các website khác theo kiểu chính phủ điện tử.
1.3.2.2. Sử dụng CNTT trong quản lý nhân lực và quản lý cơ sở vật chất
*Quản lý nhân lực
Một trong những thế mạnh của CNTT là quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL). Để quản lý nhân sự một cách hiệu quả trong trường THCS, cần xây dựng, hoàn chỉnh CSDL về nhân sự thông qua phần mềm gọi là phần mềm quản lý nhân sự như: phần mềm thống kê GD EMIS; phần mềm quản lý CBGV... Sau đó cập nhật thông tin về nhân sự của nhà trường hàng năm để có được đầy đủ thông tin về nhân sự phục vụ công tác quản lý như số lượng CBGV, trình độ đào tạo, thuyên chuyển, đề bạt, tăng lương… So với kiểu quản lý nhân sự truyền thống thì cách này chi phí thấp, hiệu quả cao và chỉ có thể thực hiện được khi có sự hỗ trợ của CNTT.
*Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật
Thông qua các phần mềm, CBQL có thể quản lý toàn bộ CSVC, thiết bị trong nhà trường như phần mềm quản lý thư viện, phần mềm quản lý phòng thí nghiệm... Qua đó lưu trữ các thông tin về sách, thiết bị, tình trạng, kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa...
1.3.2.3. Sử dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học của GV và kết quả học tập của học sinh kết quả học tập của học sinh
Quản lý (QL) hoạt động dạy học của giáo viên: bao gồm QL việc thực hiện chương trình dạy học, việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV; việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV; tổ chức đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ cho GV.
Xây dựng các hệ thống tin học hoá các hoạt động chuyên môn - nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động như: Công tác Phổ cập,
công khai việc quản lý điểm của học sinh, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, xây dựng kho tư liệu điện tử dùng chung, quảng bá các bộ giáo án tốt, lập diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giáo dục - dạy học…thông qua trang website của nhà trường và sử dụng một số phần mềm quản lý hoạt động dạy học của giáo viên như: Phần mềm lập TKB; Phần mềm QL điểm; ...
Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học,