8. Dự kiến điểm mới của đề tài
1.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của trường THCS
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên. Giáo dục thường xuyên giữ vai trò bản lề chuẩn bị tri thức phổ thông, hình thành nhân cách để sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể tiếp tục học lên hoặc trực tiếp tham gia lao động sản xuất, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Theo luật giáo dục năm 2005: Giáo dục phổ thông bao gồm: Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học từ lớp 1 đến lớp 5, giáo dục THCS được thực hiện trong 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học và giáo dục THPT được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh phải có bằng tốt nghiệp THCS. Giáo dục THPT là cấp học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Trong hệ thống giáo dục quốc dân THCS là cấp học nối liền bậc tiểu học và cấp THPT. Giáo dục THCS là cấp cơ sở của bậc trung học, tạo điều kiện cho phân luồng và liên thông giữa giáo dục tiểu học và giáo dục trung học phổ thông.
Giáo dục THCS có đặc điểm sau: Giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm học từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có độ tuổi từ 11 tuổi trở lên; Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về KHXH, KHTN, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp. Như vậy, giáo dục THCS có mục tiêu kép, chuẩn bị cho học sinh học lên và một bộ phận nhỏ học sinh tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển KT – XH, nhằm giải quyết tốt sự hòa nhập của người học vào môi trường, cải thiện môi trường một cách có hiệu quả và
người học có khả năng học tập suốt đời.
Sơ đồ 1.3: Vị trí trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã quy định trường THCS có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD & ĐT.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Mầm non Tiểu học THCS THPT CĐ - ĐH
Trường THCS gắn liền với địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn và được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Theo điều lệ trường THPT, trường THCS do phòng GD & ĐT quản lý, chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS; Trưởng phòng GD & ĐT quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trường THCS. Hiệu trưởng trường THCS chịu trách nhiệm quản lý nhà trường, giúp việc cho hiệu trưởng là một số phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng do UBND quận, huyện bổ nhiệm. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động của nhà trường, trước Đảng, chính quyền địa phương về sự phát triển giáo dục ở địa phương, thay mặt nhà trường giao tiếp với các tổ chức và các lực lượng xã hội, phối hợp xây dựng mục tiêu giáo dục lành mạnh ở địa phương, thực hiện mục tiêu giáo dục.