Khả năng nhận thức

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 37 - 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Khả năng nhận thức

Học sinh bậc Trung học phổ thông đã có sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức, trong đó có một số đặc điểm chính sau đây:

Khả năng tri giác của học sinh lúc này đã đạt đến trình độ rất cao. Khả năng quan sát của các em có hệ thống và hoàn thiện hơn. Quá trình quan sát đã chịu tác động của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và quá trình này không tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Tức là học sinh có thể quan sát được nhiều đối tượng cùng một lúc và có thể quan sát và diễn đạt lại thành lời. Tuy nhiên sự quan sát của học sinh khó đạt được hiệu quả cao nhất nếu như thiếu sự chỉ đạo của giáo viên vì các em vẫn còn phân tâm và để ý đến nhiều vấn đề khác. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm và hướng dẫn học sinh quan sát vào đối tượng nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích lũy đầy đủ những dữ kiện hay kiến thức.

Học sinh Trung học phổ thông ghi nhớ chủ định giữ vai trò quan trọng trong hoạt động trí tuệ. Đồng thời việc ghi nhớ trừu tượng ghi nhớ ý nghĩa ngày càng rõ rệt hơn. Các em đã biết cách sử dụng tốt hơn phương pháp ghi nhớ, tóm tắt ý chính, so sánh đối chiếu. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thể phân hóa trong quá trình học tập ghi nhớ.

Đặc biệt tư duy của học sinh Trung học phổ thông có nhiều sự thay đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập. Học sinh có thể sáng tạo trong những tình huống đối tượng đã biết hoặc chưa được học ở nhà trường. Tư duy của các em trở nên chặt chẽ hơn, có căn cứ và có sự thống nhất.

Ngoài ra, tính phê phán của tư duy học sinh lúc này cũng được phát triển. Đặc điểm này đã tạo điều kiện cho các em thực hiện các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của những khái niệm trừu tượng và hiểu được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội. Đây là cơ sở để hình thành thế giới khách quan.

Từ những đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của học sinh Trung học phổ thông ta có thể thấy đây là một điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy học địa lí theo hướng phát triển năng lực người học.

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w