Mục tiêu chương trình

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 38 - 39)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Mục tiêu chương trình

- Về kiến thức: hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng; một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững.

- Về kĩ năng: củng cố và phát triển ở HS kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí (quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, sử dụng bản đồ, atlat, vẽ và phân tích biểu đồ, đồ thị, phân tích số liệu thống kê,…); kĩ năng thu thập, xử lí và thông báo thông tin địa lí; kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí, bước đầu tham gia giải quyết các vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của HS.

- Về thái độ: góp phần bồi dưỡng cho HS

+ Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hóa của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.

+ Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí.

+ Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, có tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; có ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.

- Ngoài ra, trong quá trình học tập chương trình Địa lí 10 – THPT, HS còn được định hướng phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt.

Từ những mục tiêu của chương trình Địa lí THPT nói chung và của chương trình Địa lí 10 – THPT nói riêng, có thể thấy việc dạy học phát triển năng lực là rất phù hợp. Bởi vì, quá trình khoa học là quá trình đi từ thực tế những gì quan sát được đến việc lí giải, tranh luận,… Và nội dung chương trình Địa lí đều xuất phát từ những điều thực tế mà HS có thể quan sát, cảm nhận được. Từ đó, các em có cơ sở cũng như là động lực để lí giải, tranh luận với nhau, nghiên cứu sâu hơn về các sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ khi đi du lịch ở miền núi (lên đỉnh Phan Xi Păng), HS có thể thấy rõ sự thay đổi của các thành phần địa lí. Và việc học tập bộ môn địa lí sẽ giúp các em lí giải được hiện tượng này. Bên cạnh đó, dạy học phát triển năng lực góp phần hoàn thành tốt mục tiêu dạy học đã đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 38 - 39)

w