Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 73)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng

Một trong những điểm đặc trưng trong môn học địa lí đó là các công cụ của địa lí học như bản đồ, biểu đồ và các bảng số liệu. Phương pháp dạy học có tính đặc trưng

và có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bộ môn địa lí đó là phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ

Chương trình địa lí 10 trung học phổ thông tìm hiểu về những vấn đề chung nhất của địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội trên thế giới. Những vấn đề mà các em tìm hiểu rất khái quát, hàn lâm, ở rất xa nơi các em sinh sống và học tập. Vì vậy bản đồ là phương tiện trực quan, nguồn tri thức địa lí đặc biệt quan trọng. Thông qua quá trình sử dụng bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát các quốc gia trên thế giới, các khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt trái đất mà học sinh chưa bao giờ có điều kiện đi tới để quan sát.

Bản đồ có thể phản ánh sự phân bố và các mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ thể mà không phương tiện nào khác có thể làm được. Những màu sắc, ký hiệu, các biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ là những nội dung đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ bản đồ. Khai thác bản đồ không những giúp học sinh có nguồn tri thức địa lí phong phú mà còn giúp các em phát triển năng lực tìm hiểu địa lí. Trong quá trình học tập bộ môn địa lí, bản đồ là công cụ, phương tiện dạy học không thể thiếu. Vì vậy trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 10 trung học phổ thông, giáo viên cần thường xuyên sử dụng bản đồ để nâng cao chất lượng dạy và học góp phần phát triển năng lực học sinh.

- Ba mức độ đọc bản đồ

- Mức đầu tiên: đọc được vị trí các đối tượng địa lí, có được biểu tượng về các đối tượng đó, thông qua hệ thống các ký hiệu quy ước ghi trên bản chú giải. [13]

Ví dụ: Khi tìm hiểu về địa lí các ngành công nghiệp. Dựa vào bản đồ trang 123 sách giáo khoa địa lí 10. Học sinh xác định vị trí các quốc gia và khu vực có trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới.

- Mức thứ hai: dựa vào hiểu biết về bản đồ, kết hợp với các kiến thức địa lí để tìm ra đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. [13]

Ví dụ: Khi tìm hiểu về địa lí các ngành công nghiệp. Dựa vào bản đồ trang 123 sách giáo khoa địa lí 10. Ngoài việc học sinh xác định được vị trí các quốc gia và khu vực có trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ lớn trên thế giới, các em còn

xác định được quy mô khai thác và trữ lượng dầu mỏ ở các quốc gia và khu vực, từ đó so sánh trữ lượng và sản lượng khai thác của các khu vực này với nhau.

- Mức thứ ba: đòi hỏi khi đọc bản đồ học sinh phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ với kiến thức địa lí sâu hơn để so sánh, phân tích, tìm ra được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí đó.[13]

Ví dụ: khi tìm hiểu về địa lí các ngành giao thông vận tải. Học sinh sử dụng bản đồ hình 37.2 - số ô tô bình quân trên 1000 dân, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, bản đồ tự nhiên thế giới để thấy được mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế, sự phân bố dân cư và sự phát triển của ngành giao thông vận tải, cụ thể ở đây là số lượng ô tô bình quân trên 1000 dân ở thế giới năm 2001.

- Quy trình hướng dẫn học sinh khai thác tri thức cơ bản đồ + Dựa vào tên bản đồ để xác định nội dung chính.

+ Xem bản chú giải để biết cách biểu hiện các sự vật và hiện tượng địa lí trên bản đồ. + Tái hiện các biểu tượng về sự vật hiện tượng địa lí được biểu hiện bằng ký hiệu. + Tìm kiếm vị trí của các đối tượng và hiện tượng địa lí trên bản đồ.

+ Tìm hiểu các đặc điểm của đối tượng được thể hiện trên bản đồ.

+ Tìm hiểu ý nghĩa và các mối liên hệ về địa lí với các đối tượng khác trên bản đồ.

Ví dụ: Bài 7 - Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.

Dựa vào tên bản đồ “Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển” học sinh sẽ xác định được nội dung chính của bản đồ là thể hiện với các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển. Bên cạnh đó, trong bảng chú giải cũng thể hiện rất chi tiết về hướng di chuyển của các mảng kiến tạo cũng như vị trí của các sống núi dưới đại dương hay ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Từ đây học sinh có thể tìm hiểu về nội dung của thuyết kiến tạo mạng cũng như ý nghĩa của học thuyết này.

Ví dụ: Bài 25: Thực hành phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới. trong bản đồ “phân bố dân cư thế giới”. Dựa vào bản chú giải học sinh có thể xác định được các khu vực thưa và các khu vực tập trung đông đúc dân cư. Ngoài ra kết hợp với những kiến thức đã học học sinh có thể giải thích được lí do tại sao dân cư phân bố không đồng đều (do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội).

2.4.3. Vận dụng các kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt

Kĩ thuật dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể. Để phát triển được các năng lực cho học sinh, giáo viên cần tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của mỗi kĩ thuật dạy học và phải có sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật giải quyết các tình huống sư phạm.

Một số kĩ thuật dạy học mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học như: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật ủng hộ phản đối, kĩ thuật các mảnh ghép,…

2.4.3.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi

Trong quá trình dạy học, hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra có một vai trò rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức học sinh. Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, tìm hiểu nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não tham gia thảo luận xoay quanh những ý tưởng, nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự logic. Ngoài ra hệ thống câu hỏi còn có vai trò định hướng, dẫn dắt, kích thích sự tích cực của học sinh. Thông qua hệ thống câu hỏi học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức mới vừa biết cách tìm kiếm tri thức đó và dần trưởng thành hơn về trình độ tư duy.

Có hai dạng câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở

Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi chỉ có một cách trả lời duy nhất. Dạng này được sử dụng trong đánh giá kiến thức, kiểm tra mức độ ghi nhớ thông tin. Câu hỏi đóng sử dụng trong trường hợp cần câu trả lời chính xác, cụ thể, không đòi hỏi tư duy. Câu hỏi đóng thường được dùng trong phần kết luận bài hoặc cuối phần giới thiệu bài để kiểm tra học sinh đã hiểu nhiệm vụ và những hướng dẫn cần thực hiện trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học hay chưa. Câu hỏi đóng ít được sử dụng trong các cuộc trao đổi, thảo luận nhằm trao đổi thông tin, tìm kiếm tri thức mới hoặc phát triển tư duy học sinh.

Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời khác nhau. Khi dùng câu hỏi mở, học sinh có cơ hội để chia sẻ ý kiến cá nhân. Một số dạng câu hỏi mở:

Bảng phân loại các dạng câu hỏi

STT Dạng câu hỏi Mục đích và cụm từ thường gặp

1 Câu hỏi lấy thông tin

- Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hoặc đưa ra những băn khoăn của hiện tại.

- Thường dùng với từ: Khi nào? Cái nào? Ở đâu? Đến đâu? Để làm gì?

2 Câu hỏi giả định

- Giúp học sinh vượt khỏi khuôn khổ của tình huống hiện tại. - Thường dùng với các từ: Điều gì nếu? Điều gì sẽ xảy ra nếu? Hãy tưởng tượng? Chúng ta có thể tưởng tượng rằng? Việc tìm kiếm các giải pháp có ý nghĩa không?

3 Câu hỏi ý kiến

- Được sử dụng để khai thác suy nghĩ học sinh về một số chủ đề nào đó.

- Thường được sử dụng từ: Em nghĩ gì về điều này? Ý kiến của em về? Em thấy như thế nào?

4 Câu hỏi hành động

- Giúp học sinh lập kế hoạch và triển khai các ý tưởng và tình huống thực tế.

- Thường được sử dụng từ: Em chuẩn bị được gì? Khi nào em sẽ?

Câu hỏi theo cấp độ nhận thức

Để phù hợp với mục tiêu bài học cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Ta có thể chia các câu hỏi đóng và câu hỏi mở theo cấp độ nhận thức Bloom: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.

Hệ thống câu hỏi trong giờ học, giúp học sinh đạt được mục tiêu chung của bài học. Các câu hỏi cần sử dụng một cách hợp lí để phát triển năng lực học sinh.

Ví dụ: Để tổ chức cho HS tìm hiểu về bài 6 – Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (Địa lí 10, chương trình chuẩn), GV có thể sử dụng câu hỏi mở để tổ chức cho HS như sau:

Bước 1: GV đưa ra câu hỏi mở cho HS “Nếu Trái Đất không quay quanh Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra?”

Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét và bổ sung Bước 3: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa lại kiến thức

2.4.3.2. Kĩ thuật “các mảnh ghép”

Kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Nhờ có vai trò “làm chuyên gia” của kĩ thuật dạy học này nên nó đã kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập và trách nhiệm của mỗi học sinh cũng như lợi thế của tổ chức dạy học theo nhóm. Khi sử dụng kĩ thuật dạy học này, giáo viên vừa theo dõi được hoạt động của từng cá nhân học sinh, đồng thời đánh giá được các nhóm học sinh trong quá trình hợp tác, thảo luận cùng giải quyết vấn đề được giao.

Hình: Kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” [23]

- Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ Lớp học sẽ chia thành các nhóm (khoảng 3 - 6 học sinh). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ khác nhau.

Ví dụ: nhóm màu đỏ: nhiệm vụ A, nhóm màu xanh: nhiệm vụ B, nhóm màu vàng: nhiệm vụ C.

+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ, câu hỏi về chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.

+ Khi thảo luận nhóm, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu, đồng thời có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

+ Hình thành nhóm 3 - 6 học sinh mới (gồm 1-2 học sinh nhóm đỏ, 1-2 học sinh nhóm xanh, 1-2 học sinh nhóm vàng). Gọi là “nhóm mảnh ghép”.

+ Các thành viên trong nhóm mới đóng vai trò là “chuyên gia”, chia sẻ trao đổi nội dung đã nghiên cứu ở vòng 1 cho các thành viên trong nhóm mới và cùng nhau

hoàn thành nhiệm vụ mới được giao. - Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm: kĩ thuật dạy học này giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cuả học sinh. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải trở thành chuyên gia của vấn đề đang tìm hiểu nên học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đã yêu cầu. Như vậy, sản phẩm cuối cùng của nhóm sẽ là sản phẩm của toàn nhóm chứ không phải của một vài thành viên tích cực. Kĩ thuật dạy học này nếu được sử dụng đúng thời điểm, nội dung, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh sẽ làm tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Cả nhóm phải cố gắng để thực hiện nhiệm vụ và mỗi thành viên đều làm nên thành công đó.

Nhược điểm: mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên kĩ thuật dạy học các mảnh ghép cũng có một số hạn chế như: giáo viên cần quản lí tốt học trò, tránh tình trạng lộn xộn, mất trật tự. Mất khá nhiều thời gian cho việc thảo luận nhóm. Kĩ thuật dạy học đòi hỏi học sinh có ý thức tốt và tinh thần trách nhiệm cao.

- Lưu ý

+ Nhiệm vụ học tập phải đảm bảo tính thực tiễn và mang tính phức tạp.

+ Những nội dung, thông tin từ vòng 1 là các mảnh ghép lại với nhau, là cơ sở để giải quyết nhiệm vụ phức tạp ở vòng 2.

+ Các chuyên gia vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2. Tổ hỗ trợ ở đây có thể là thông tin bổ sung hoặc định hướng, gợi ý của giáo viên.

+ Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt kiến thức cho nhau.

+ Nhiệm vụ mới ở vòng 2 phức tạp hơn và chỉ có thể giải quyết trên cơ sở nắm vững kiến thức ở vòng 1. Vì vậy, cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kĩ năng, kiến thức cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức tạp này.

Kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” có hiệu quả với nội dung, chủ đề dạy học như: tìm hiểu và đánh giá về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần tự nhiên của trái đất. Tìm hiểu và đánh giá về dân cư xã hội. Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành phát triển của đối tượng

địa lí.

Ví dụ: Bài 17 - Thổ nhưỡng quyền. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. Trong hoạt động 2, tìm hiểu về các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, GV có thể tiến hành như sau:

- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS

Vòng chuyên gia: thảo luận chuyên sâu

GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một nhân tố hình thành thổ nhưỡng, thời gian làm việc 3 phút.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của đá mẹ. + Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của khí hậu + Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của sinh vật + Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò của địa hình + Nhóm 5: Tìm hiểu vai trò của thời gian + Nhóm 6: Tìm hiểu vai trò của con người

Vòng mảnh ghép: thảo luận nhóm mảnh ghép. GV cho HS ghép nhóm và giao nhiệm vụ mới: vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. (Nhóm chuyên gia: 5 phút, nhóm mảnh ghép: 3 phút)

+ GV quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo: GV bốc thăm ngẫu nhiên nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung và đặt câu hỏi (nếu có).

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá quá trình làm việc, chính xác hóa nội dung học tập, tích hợp nội dung giáo dục môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm.

2.4.3.3. Kĩ thuật “khăn trải bàn”

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w