Thực trạng học tập của HS theo hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 44 - 47)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Thực trạng học tập của HS theo hướng phát triển năng lực

Để tiến hành nghiên cứu cụ thể thực trạng học tập môn địa lí ở trường phổ thông. Tác giả đã tiến hành điều tra 120 HS lớp 10 của trường THPT Phúc Thọ, 100 HS trường THPT Thạch Thất và 80 HS trường THPT Ngô Quyền – Ba Vì. Tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và đưa các phương án trả lời để HS lựa chọn và dựa trên kết quả học tập của HS để rút ra kết luận.

Qua điều tra, các em học sinh cho biết trong các tiết học đã được giáo viên sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác nhau, các em được tự thực hiện các nhiệm vụ học tập để tìm kiếm thức mới. Tuy vậy, mức độ được học các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực chưa nhiều, chủ yếu các em chỉ được học trong các tiết thao giảng, tiết học thi giáo viên giỏi. Như vậy, HS đã được tiếp cận với dạy học phát triển năng lực với các hoạt động học tập sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy, có tới 82% HS thích và rất thích được giáo viên dạy học theo hướng phát triển năng lực trong giờ học địa lí (trong đó có 48% thích và 34% rất thích). Tỷ lệ các em cảm thấy bình thường và không thích chỉ chiếm 18% (trong đó tỷ lệ không thích chiếm 2,0%).

Qua thăm dò, các em đã chỉ ra nhiều lí do để thấy thích khi được GV dạy học theo hướng phát triển năng lực trong bài học địa lí như: bài giảng trực quan, sinh động nên nắm kiến thức được ngay trên lớp; các em được đưa ra ý kiến của bản thân và phản biện ý kiến của bạn; được đóng góp quan điểm, lập trường, rèn luyện thêm kĩ năng phản xạ và tư duy phản biện; được thỏa sức suy nghĩ và sáng tạo dưới sự hướng dẫn của GV; dễ hiểu, dễ nhớ bài và nhớ bài lâu hơn.

Bên cạnh đó, khi được học tập theo hướng phát triển năng lực, học sinh cũng gặp một số khó khăn như: các em còn nhiều lúng túng trong quá trình phân công nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ; chưa tự tin khi được phân công báo cáo sản phẩm cũng như trình bày quan điểm cá nhân trước tập thể. Đặc biệt, đa phần các em đều cho rằng thiếu thời gian để thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong hoạt động nhóm.

Như vậy, có thể thấy rằng đa số HS đều có thái độ hợp tác, hứng thú và tích cực khi được học tập theo hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên, các em cũng đã chỉ ra một số khó khăn thường gặp trong quá trình thực hiện các hoạt động GV đưa ra. Những khó khăn này chính là thực tế đang diễn ra ở nhiều lớp tại các trường THPT hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Dạy học theo hướng phát triển năng lực hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được nhắc đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX. Hiện nay nó đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, tạo ra nguồn lao động chất lượng cao trong tương lai.

Trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều công trình, tác phẩm nghiên cứu về tổ chức dạy học phát triển năng lực. Những nội dung liên quan đến tổ chức dạy học phát triển năng lực đã được nghiên cứu và trình bày trong luận văn như khái niệm, các hình thức tổ chức dạy học, cấu trúc của năng lực, đặc điểm của dạy học phát triển năng lực, vai trò của tổ chức dạy học phát triển năng lực. Để quá trình tổ chức dạy học phát triển năng lực đạt hiệu quả cao, giáo viên cần có những kiến thức cơ bản về nội dung này. Đồng thời cũng phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của từng học sinh, cũng như mục tiêu, nội dung chương trình địa lí 10.

Trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những định hướng chung nhất, tổng quát nhất về việc đổi mới chương trình, nội dung học tập theo định hướng phát triển năng lực. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học.

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học Địa lí 10 theo hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông, cùng với nội dung chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho thấy việc tổ chức dạy học Địa lí theo hướng phát triển năng lực còn nhiều hạn chế: giáo viên chưa có kiến thức về các năng lực có thể phát triển cho học sinh trong chương trình, các biểu hiện của năng lực đặc thù của bộ môn địa lí, chưa sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, quá trình kiểm tra đánh giá chỉ đang tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 44 - 47)

w