9. Cấu trúc luận văn
2.3.3 Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là giai đoạn cuối cùng trong quy trình tổ chức dạy học phát triển năng lực cho HS. Giai đoạn này gồm hai hình thức đánh giá là đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) và đánh giá định kì.
- Đánh giá quá trình được thực hiện trên lớp và bằng một số phương pháp, kĩ thuật như: hỏi - đáp, thuyết trình, viết ngắn, sản phẩm học tập, quan sát,...
+ GV đưa ra các cách đánh giá, các công cụ đánh giá cho quá trình học tập của HS với những tiêu chí đánh giá rõ ràng cụ thể.
+ HS tự đánh giá, tự liên hệ kết quả của nhiệm vụ học tập mà mình đã thực hiện với mục tiêu đặt ra từ đầu. Qua đó, phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân.
+ Các nhóm HS đánh giá đồng đẳng theo tiêu chí định sẵn.
+ GV đánh giá quá trình học tập của HS không chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng mà chú trọng đến đánh giá năng lực, phẩm chất (tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm,...).
- Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một thời gian học tập. Phương pháp là kiểm tra viết, thực hành, vấn đáp. GV cần căn cứ vào mục tiêu học tập thiết kế các công cụ đánh giá kết quả sau khi HS hoàn thành các giai đoạn học tập.
Đánh giá quá trình thường được dùng để đánh giá thái độ, phẩm chất và năng lực của HS, đánh giá định kì phù hợp với việc đánh giá kiến thức, kĩ năng, tư duy suy luận của HS. Vì vậy, cần kết hợp kết quả của hai loại đánh giá này để có được đánh giá tổng hợp kết quả học tập cả về kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh.