Giáo án số 2

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 103)

9. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Giáo án số 2

Bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Yêu cầu cần đạt

- Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

- Liên hệ đến vấn đề phát triển mạng lưới dịch vụ tại địa phương.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống. - Năng lực đặc thù của môn Địa lí:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Định hướng không gian thông qua xác định vị trí các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ của địa lí học thông qua khai thác tài liệu tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng nội dung về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ để giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: (tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên thông qua hoạt động liên hệ với sự phát triển mạng lưới dịch vụ ở địa phương.

- Chăm chỉ: Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập, đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình làm việc nhóm và thay đổi bản thân.

- Trung thực: Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bảng phấn cá nhân. - Học liệu: SGK, phiếu bài tập, tranh ảnh địa lí

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: Tạo tình huống cho tiết học và sự tò mò hứng thú cho học sinh.

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về nghề thuộc nhóm ngành dịch vụ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là nghề gì? Những nghề này thuộc nhóm ngành nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong thời gian 03 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ a) Mục đích: Trình bày được cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi 1: Trình bày những hiểu biết của mình về ngành dịch vụ?

+ Câu hỏi 2: Giải thích tại sao dịch vụ lại là ngành đang được đẩy mạnh ở tất cả các nước?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV quan sát và trợ giúp HS nếu gặp khó khăn.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện một số HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét và bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ 1. Cơ cấu:

Dịch vụ có cơ cấu ngành phức tạp, thường được chia làm 3 nhóm: - Dịch vụ kinh doanh.

- Dịch vụ tiêu dùng. - Dịch vụ công cộng.

2. Vai trò:

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm

- Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá, lịch sử và các thành tựu của khoa học.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ

a) Mục đích

- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.

- HS liên hệ đến vấn đề phát triển mạng lưới dịch vụ tại địa phương.

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập trong vòng 3 phút.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận, trao đổi thông tin, ghi vào phiếu học tập cá nhân. Thời gian làm là 3 phút.

- Bước 3: Báo cáo:

+ Nhiệm vụ 1: GV gọi các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi, các nhóm khác có thể đặt thêm câu hỏi hoặc phát vấn nếu chưa rõ.

+ Nhiệm vụ 2: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”

GV đưa ra sơ đồ/thẻ kiến thức các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Tuy nhiên sơ đồ còn sai vị trí.

GV gọi học sinh bất kì nối nhân tố đúng với các ảnh hưởng/sắp xếp thẻ sao cho hợp lí.

- Bước 4:Kết luận, nhận định: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng.

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

(Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ, SGK).

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới a) Mục đích: Trình bày được đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới và liên hệ với Việt Nam.

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS: “Em hãy sử dụng thông tin lược đồ trong SGK và lược đồ mà GV cung cấp cũng như một số thông tin số liệu để rút ra đặc điểm phát triển ngành dịch vụ trên thế giới”

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân để nêu nhanh nhận xét về sự phát triển và phân bố dịch vụ trên thế giới.

- Bước 3: Báo cáo: GV gọi bất kì một số HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.

III. Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới

- Ở các nước phát triển,ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. - Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớncó vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

Câu 1. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?

A. Hoạt động đoàn thể. B. Hành chính công.

C. Hoạt động buôn, bán lẻ. D. Thông tin liên lạc.

Câu 2. Những ngành nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ?

A. Ngành thông tin liên lạc. B. Ngành bảo hiểm.

C. Ngành du lịch. D. Ngành xây dựng.

Câu 3. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ là.

A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.

C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ.

D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

Câu 4. Khu vực nào có cơ cấu ngành hết sức phức tạp?

A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Xây dựng.

Câu 5. Trung tâm dịch vụ lớn nhất ở Việt Nam là

A. Đà Nẵng. B. Nha Trang. C. Hải Phòng. D. TP Hồ Chí Minh.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong thời gian 15 giây.

- Bước 3: Báo cáo: HS giơ phiếu trả lời

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn.

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra tình huống

Thầy có 4 gói đầu tư: 1 triệu đồng/10 triệu đồng/100 triệu đồng/1 tỉ đồng.

Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn gói đầu tư nào, cho hoạt động dịch vụ gì? Ở đâu? Tại sao?

- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ câu hỏi trong thời gian 3 phút

- Bước 3: Báo cáo: GV gọi bất kì một số HS trả lời câu hỏi. HS khác góp ý, nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung.

3.4. Tổng kết bài học, củng cố, dặn dò:

a) Tổng kết bài học: GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện bài học: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm.

b) Củng cố, dặn dò: GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn.

3.5. Hướng dẫn về nhà

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới

IV. PHỤ LỤC

4.1. Phiếu học tập trong hoạt động 2: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1 (Thời gian: 3 phút)

động trong ngành dịch vụ cao hơn? Tại sao?” Nhóm: Trình độ phát triển kinh tế, năng

suất lao động cao

Nhóm: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động thấp

……… ……… ……… ………

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2 (Thời gian: 3 phút)

Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi “Nước có cơ cấu dân số già thì những ngành dịch vụ nào sẽ phát triển mạnh? Với nước có cơ cấu dân số trẻ thì những ngành dịch dịch vụ nào sẽ phát triển?” ……… ……… ……… ……… ……… ………

……… ………

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 3 (Thời gian: 3 phút)

Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi “Điểm A có dân cư đông đúc, điểm B có dân cư thưa thớt, Nếu các em muốn xây dựng nhà hàng, siêu thị, trường học, chợ... thì các em sẽ chọn địa điểm A hay B? Tại sao? Quần cư nông thôn hay quần cư thành thị sẽ có nhiều loại hình dịch vụ phát triển hơn? Tại sao?”

……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 4 (Thời gian: 3 phút)

Nhiệm vụ: Quan sát những hình ảnh sau và cho biết truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến ngành dịch vụ như thế nào?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 5 (Thời gian: 3 phút)

Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi “Hai người có mức thu nhập khác nhau thì nhu cầu dịch vụ của họ có giống nhau hay không? Tại sao?”

……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 6 (Thời gian: 3 phút) Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi “Những nơi nào ngành du lịch sẽ phát triển? Nếu các em có cơ hội được đi du lịch, các em sẽ lựa chọn thành phố nào trên thế giới? Tại sao?” ……… ……… ……… ……… ……… ………..

4.2. Thông tin trò chơi “Ai nhanh hơn” – hoạt động 2: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ

4.3. Thông tin bổ sung hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới

Top 10 nước có tỉ trọng dịch vụ cao nhất thế giới năm 2010. Nguồn World Development Indicator 2011

Bảng số liệu: Cơ cấu GDP một số quốc gia 2016. Đơn vị % - (nguồn: WB)

Quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Trung Quốc 8.6 39.8 51.6 Úc 2.6 26.1 71.3 Nga 4.7 22.5 62.8 Pháp 1.5 19.3 79.2 Việt Nam 18.1 36.4 45.5 Pakistan 25.2 19.2 55.6 Singapore 0 26.2 73.8 Lược đồ tỉ trọng dịch vụ của các nước năm 2010

Tiểu kết chương 2

Để tổ chức dạy học Địa lí 10 theo hướng phát triển năng lực, tác giả đã xác định các yêu cầu và nguyên tắc dạy học trong việc tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh trong môn địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông. Trên cơ sở phân tích chương trình địa lí 10, tác giả đã trình bày được các thành phần năng lực đặc thù có thể phát triển được trong môn Địa lí nói chung và Địa lí 10 nói riêng. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra quy trình để tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh gồm 3 giai đoạn và 9 bước

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh như: Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với việc tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến; Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng; Vận dụng các kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS.

Ngoài ra, tác giả đã thiết kế một số mẫu giáo án tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Địa lí 10 trung học phổ thông. Các mẫu giáo án này cũng được sử dụng trong quá trình thực nghiệm của luận văn.

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành để kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả những biện pháp sư phạm đã đề xuất trong quá trình tác giả nghiên cứu đề tài nhằm tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 đạt kết quả cao nhất.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Để đạt được mục đích thực nghiệm, quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm cần giải quyết những nhiệm vụ sau:

3.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm

Trong nhiệm vụ này, tác giả đã xác định mục đích thực nghiệm, loại hình thực nghiệm; lựa chọn nội dung, phương pháp, đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm; thiết kế giáo án thực nghiệm; thiết kế bảng kiểm quan sát; bảng kiểm đánh giá; bài kiểm tra và các công cụ đo kết quả thực nghiệm.

3.2.2. Tổ chức thực nghiệm

Tác giả tổ chức 2 bài thực nghiệm sư phạm về tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh qua dạy học Địa lí lớp 10 THPT. Trong quá trình thực nghiệm chú ý sử dụng các biện pháp để phát triển năng lực cho học sinh.

3.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Mục đích của nhiệm vụ này là đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Địa lí 10. Trên cơ sở đó đưa ra những kết luận và khuyến nghị để tiếp tục hoàn thiện và triển khai kết quả nghiên cứu, đáp ứng những đổi mới của giáo dục phổ thông hiện nay.

3.3. Phương pháp thực nghiệm

Để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài, tác giả chọn phương pháp thực nghiệm là thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. Thiết kế này sử dụng 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Với nhóm đối chứng, tác giả

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w