Chuẩn bị thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 119)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm

- Lựa chọn nội dung thực nghiệm

Tác giả lựa chọn bài 32: địa lí các ngành công nghiệp (tiết 1) và bài 35: vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. Nội dung hai bài này đề cập đến những vấn đề kinh tế xã hội, đây là những vấn đề xuất hiện và nổi cộm ở địa phương mà học sinh cần hiểu được. Từ đó, các em thấy được trách nhiệm của bản thân trước những vấn đề thực tiễn của địa phương, thay đổi nhận thức, hành động, góp phần vào sự phát triển bền vững của vùng, địa phương trong tương lai. Bên cạnh đó, nội dung 2 bài này cần có sự liên hệ cao đến phần địa lí tự nhiên đã học trước đó, tạo điều kiện để HS huy động kiến thức cũ, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Lựa chọn đối tượng thực nghiệm + HS lớp 10 trường THPT

+ GV thực nghiệm: là những GV đang giảng dạy Địa lí lớp 10 THPT. Giáo viên dạy thực nghiệm phải có trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ vững vàng đáp ứng được mục đích thực nghiệm.

+ Giáo án thực nghiệm được chuyển cho các GV thực nghiệm nghiên cứu trước. Sau đó, tác giả sẽ cùng GV thực nghiệm trao đổi về ý tưởng thiết kế các hoạt động học tập, giải đáp những thắc mắc để GV tự tin tổ chức dạy học trên lớp.

+ Giáo án của các lớp đối chứng do GV các lớp đó tự thiết kế và tổ chức dạy học theo lối truyền thống mà GV vẫn thường tiến hành giảng dạy.

- Chọn địa bàn thực nghiệm Chọn 2 trường THPT ở Hà Nội

STT Trường Lớp TN – Số HS Lớp ĐC – Số HS 1 THPT Thạch Thất 10A3 - 46 10A2 - 45 2 THPT Phúc Thọ 10A5 - 45 10A4 - 45

- Thời gian thực nghiệm: Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm trong năm học 2020 – 2021.

3.4.2. Tổ chức thực nghiệm

GV ở mỗi trường thực nghiệm cùng dạy 2 giáo án của cả lớp thực nghiệm và đối chứng. Trong quá trình dạy ở trên lớp sẽ có phiếu đánh giá của GV, tự đánh giá của HS và đánh giá đồng đẳng. Sau mỗi bài thực nghiệm đều tiến hành kiểm tra 10 phút để đánh giá kết quả học tập của HS ở cả lớp thực nghiệm và đối chứng.

3.4.3. Tiến hành kiểm tra

Sau khi dạy học xong bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiết 1). Tác giả tiến hành phát đề kiểm tra ngay sau khi học xong bài. Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập như sau:

Đề kiểm tra chất lượng học sinh sau khi học thực nghiệm Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP – TIẾT 1

(Thời gian: 10 phút)

Câu 1: Tại sao nói, công nghiệp năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học - kĩ thuật? Trả lời: ……… ……… ……… ……… ………

Câu 2: Trình bày những hiểu biết của em về công nghiệp điện lực ở nước ta hiện nay? Từ thực trạng đó, em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên môi trường? Trả lời: ……… ……… ……… ……… ………

Sau khi dạy học xong bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. Tác giả tiến hành phát đề kiểm tra ngay sau khi học xong bài. Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập như sau:

Đề kiểm tra chất lượng học sinh sau khi học thực nghiệm

Bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

(Thời gian: 10 phút)

Lấy ví dụ chứng minh cho các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở Việt Nam. ……… ……… ……… ……… ……… ……….. ……… ……… ……… ……… ………

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Về hành vi, thái độ

Trong quá trình dạy học ở lớp thực nghiệm và đối chứng, tác giả tiến hành quan sát các biểu hiện của học sinh trong giờ học và rút ra kết luận như sau:

- Ở lớp thực nghiệm: Không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi. Học sinh hăng hái trao đổi, thảo luận và phát biểu bài.

- Ở lớp đối chứng: Không khí lớp học trầm, căng thẳng. Học sinh không chủ động, tích cực học bài; phần lớn các em chỉ ngồi im, thụ động tiếp thu kiến thức.

Kết quả trắc nghiệm thái độ HS (%) Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Em có thích cách dạy này không?

- Thích - Không thích - Không có ý kiến 93,4 61,1 0 16,7 6,6 22,2

Trong tiết học em có tích cực suy nghĩ, tích cực làm việc không? - Làm việc nhiều

- Không làm việc nhiều

87,9 55,6

12,1 44,4

Em có hứng thú với tiết học vừa qua không? - Có nhiều hứng thú - Bình thường - Buồn tẻ 83,5 50 16,5 25,6 0 24,4

Qua kết quả khảo sát hành vi, thái độ của HS thấy được giờ học thực nghiệm HS tích cực, chủ động học tập hơn.

3.5.2. Kết quả kiểm tra kiến thức

3.5.2.1. Xử lí kết quả thực nghiệm

Dựa vào bài kiểm tra kiến thức sau mỗi giờ học thực nghiệm ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng để xử lí kết quả sau thực nghiệm. Đề kiểm tra phải yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, khả năng liên hệ, suy luận. Trong thời gian làm bài kiểm tra, HS cần làm bài nghiêm túc để kết quả khách quan.

Các bước xử lí kết quả thực nghiệm:

- Bước 1: Chấm bài kiểm tra ở các lớp đối chứng và thực nghiệm. - Bước 2: Thống kê kết quả sau khi chấm.

- Bước 3: Tính điểm trung bình của lớp thực nghiệm và đối chứng. - Bước 4: Xử lí kết quả và rút ra kết luận.

Bảng 8: Kết quả kiểm tra kiến thức sau khi học xong bài 32 – Địa lí các ngành công nghiệp (tiết 1) Trường THPT Đối tượng Lớp Sĩ số

Kết quả bài kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Thạch Thất TN 10A 3 46 25 54, 3 18 39, 1 3 6,6 0 0 ĐC 10A 2 45 20 44, 4 17 37, 8 5 11,1 3 6,7 Phúc Thọ TN 10A 5 45 24 53, 3 17 37, 8 4 8,9 0 0 ĐC 10A 4 45 20 44, 4 16 35, 6 4 8,9 5 11, 1

Lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm không có HS yếu và số học sinh giỏi đạt trên 50%. Trong khi đó, lớp đối chứng có tỉ lệ HS giỏi thấp hơn và có cả HS yếu.

Bảng 9: Kết quả kiểm tra kiến thức sau khi học xong bài 35 – Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

Trường THPT Đối tượng Lớp Sĩ số

Kết quả bài kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Thạch Thất TN 10A 3 46 25 54, 3 21 45, 7 0 0 0 0 ĐC 10A 2 45 15 33, 3 20 44, 4 10 22,3 0 0 Phúc Thọ TN 10A 5 45 22 48, 9 23 51, 1 0 0 0 0 ĐC 10A 4 45 13 28, 9 20 44, 4 12 26,7 0 0

Sau tiết dạy thực nghiệm sư phạm thứ 2, kết quả cao hơn hẳn so với lần 1. Lớp thực nghiệm không còn HS đạt mức độ trung bình, điều này cho thấy HS đã làm quen được với cách học phát triển năng lực. Tuy nhiên, lớp đối chứng vẫn còn nhiều hạn chế.

Tổng hợp kết quả kiểm tra kiến thức học sinh sau khi học xong hai bài thực nghiệm sư phạm.

Bảng 10: So sánh kết quả bài kiểm tra kiến thức HS hai lớp thực nghiệm nghiệm và đối chứng sau khi học xong 2 bài thực nghiệm

Đối tượng

Tổng số HS

Kết quả bài kiểm tra

Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL % SL % SL % SL %

TN 182 96 52,7 79 43,4 7 3,9 0 0

ĐC 180 68 37,8 73 40,6 31 17,2 8 4,4

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 3.5.2.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm

Dựa vào kết quả thực nghiệm, tác giả nhận thấy kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm luôn cao hơn học sinh lớp đối chứng. Cụ thể như sau:

Học sinh lớp thực nghiệm đạt tỉ lệ học sinh giỏi chiếm 52,7 %, trong đó tỉ lệ học sinh đạt trung bình chỉ chiếm 3,9 % và yếu là 0 %. Các bài trả lời của học sinh tốt, các câu trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Học sinh biết chọn lọc, liên hệ kiến thức sáng tạo và có nhận xét riêng.

Ở các lớp đối chứng tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi chỉ chiếm 37,8 %. Tỉ lệ học sinh đạt trung bình chiếm 17,2 % và học sinh yếu chiếm 4,4 %. Các bài kiểm tra học sinh trả lời khá dài dòng, không tập trung vào trọng tâm câu hỏi, kiến thức tuy đủ nhưng sắp xếp chưa logic.

Chất lượng học tập ở lớp thực nghiệm được nâng lên rõ rệt qua hai lần thực nghiệm. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh giỏi vẫn chưa tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy học sinh vẫn chưa có thói quen học tập với việc dạy học theo hướng phát triển năng lực. Vì vậy, kết quả học tập của học sinh vẫn chưa thực sự cao. Học tập là quá trình lâu dài và thường xuyên. Kết quả học tập sẽ được cải thiện khi giáo viên tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực và áp dụng các biện pháp mà tác giả đã đề ra.

Qua thực nghiệm sư phạm, tôi thấy việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với các phương pháp dạy học truyền thống. Quá trình giảng dạy tốt hơn, giúp nâng cao chất lượng học tập, bồi dưỡng lòng say mê và niềm hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực có tác dụng to lớn trong việc nâng cao vị thế môn học trong nhà trường phổ thông. Giúp học sinh thay đổi lối tư duy chỉ coi địa lí là môn học phụ, môn học thuộc lòng.

Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị như hiện nay. Giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp này trong quá trình giảng dạy. Vì việc sử dụng các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá không đòi hỏi quá nhiều các thiết bị dạy học hiện đại. Sử dụng các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực là phát huy nội lực trong quá trình phát triển.

Tác giả khẳng định hoàn thành mục đích, nội dung của thực nghiệm sư phạm. Việc tổ chức tiến hành thực nghiệm sư phạm đúng kế hoạch và xử lí số liệu chính xác. Qua thực nghiệm tác giả thấy được ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng một số biện pháp nhằm tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực. Quan trọng hơn là khẳng định được tính khả thi của việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực trong dạy học địa lí 10 Trung học phổ thông.

Tiểu kết chương 3

Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở 2 trường trung học phổ thông ở Hà Nội trong năm học 2020 - 2021, tác giả có một số nhận xét như sau: cần xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và các phương pháp thực nghiệm; làm sáng tỏ nội dung và quy trình thực nghiệm. Quá trình thực nghiệm được thực hiện đúng theo quy trình tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh. Giáo viên khi thiết kế kế hoạch bài dạy cần xác định cụ thể, chính xác mục tiêu bài học, phải chuẩn bị kĩ càng về nội dung, các thiết bị học liệu, lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

Qua nghiên cứu kết quả thực nghiệm có thể kết luận rằng tổ chức dạy học trong môn địa lí 10 giúp học sinh phát triển được cả những năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn Địa lí. Giáo viên cần sử dụng kết hợp, đa dạng các biện pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển các năng lực cần thiết. Các học sinh ở lớp thực nghiệm hứng thú, tích cực trong các tiết học. Các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực; bên cạnh đó, các em cũng có điều kiện để vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế cuộc sống.

Qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm, các giáo viên cũng đồng tình rằng việc phát triển năng lực cho học sinh là điều vô cùng quan trọng. Học sinh ở lớp thực nghiệm tự tin, tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập. Bên cạnh việc các em khám phá tri thức, học sinh còn tự tin thuyết trình, thể hiện sự sáng tạo của bản thân.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Từ đó tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thời đại. Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

Trong quá trình thực hiện, luận văn đã tìm hiểu nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học địa lí 10 ở nhà trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực. Đồng thời, đề tài cũng khảo sát và nghiên cứu hiện trạng dạy học phát triển năng lực ở các nhà trường phổ thông, đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh cấp bậc THPT; nghiên cứu về các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong chương trình địa lí 10.

Bên cạnh đó tác giả cũng đã nghiên cứu các nguyên tắc và yêu cầu trong quá trình dạy học phát triển năng lực, đưa ra quy trình dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh và đề xuất một số biện pháp giúp dạy học địa lí 10 theo hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả cao như: phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với việc tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng, vận dụng các kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, đa dạng hóa và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đổi mới kiểm tra đánh giá.

Luận văn đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc vận dụng các biện pháp mà tác giả đưa ra góp phần phát triển năng lực cho học sinh trong môn địa lí 10 ở nhà trường trung học phổ thông

2. Khuyến nghị

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên cần hiểu rõ nội dung chương trình địa lí cấp Trung học phổ thông, bám sát vào yêu cầu cần đạt. Từ đó xác định rõ mục tiêu về kiến thức, năng lực, phẩm chất cần hình thành cho học sinh qua mỗi bài học.

+ Tăng cường vận dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực học sinh.

+ Đánh giá năng lực học sinh đạt được. Từ đó có những biện pháp thích hợp để phát triển năng lực cho học sinh.

+ Tăng cường dự giờ, thao giảng, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. - Đối với nhà trường trung học phổ thông:

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của nhà trường.

+ Cử giáo viên tham gia các khóa tập huấn về các phương pháp dạy học mới, dạy và học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Đầu tư trang thiết bị, ít nhất là các phương tiện kĩ thuật hiện đại như máy chiếu máy tính,... cho các trường trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w