Giáo án số 1

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 94 - 103)

9. Cấu trúc luận văn

2.5.1. Giáo án số 1

Bài 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Yêu cầu cần đạt

- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới

- Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

- Năng lực đặc thù của môn Địa lí:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Định hướng không gian thông qua xác định vị trí phân bố của ngành công nghiệp năng lượng

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ của địa lí học thông qua khai thác tài liệu tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ thực tiễn ngành công nghiệp nhiệt điện ở Việt Nam

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm), trách nhiệm của bản thân trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (sử dụng tiết kiệm điện)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bảng phấn cá nhân. - Học liệu: SGK, phiếu bài tập, tranh ảnh địa lí

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1 Ổn định

Tiế t

Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2 Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra) 3.3 Hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: Tạo tình huống cho tiết học và sự tò mò hứng thú cho học sinh

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu ra 3 trường hợp có vấn đề sau và yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời nếu các trường hợp này xảy ra thì chúng ta sẽ gặp những trở ngại gì?

TH1: GV yêu cầu HS thực hiện hành động tắt quạt và đèn chiếu sáng trong lớp. TH2: Đang lưu thông trên đường thì xe hết xăng.

TH3: Đang nấu cơm thì bỗng nhiên gas bị hết.

- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời gian 2 phút

- Bước 3:Báo cáo, thảo luận: GV gọi bất kì 3 HS trả lời.

- Bước 4:Kết luận, nhận định: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu vai trò và cơ cấu của ngành công nghiệp năng lượng a) Mục đích: Trình bày được vai trò của ngành công nghiệp năng lượng.

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS xem 1 số hình ảnh liên quan ngành công nghiệp năng lượng, HS kết hợp kiến thức SGK trả lời các câu hỏi: Ngành công nghiệp năng lượng có vai trò như thế nào? Gồm ngành nhỏ nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc cá nhân suy nghĩ và hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời gian 3 phút. + GV quan sát và hỗ trợ HS

- Bước 3: Báo cáo thảo luận: HS trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.

I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG.

1. Vai trò ngành công nghiệp năng lượng:

- Là ngành kinh tế quan trọng, cơ bản của quốc gia

- Là cơ sở cho sự phát triển nền sản xuất hiện đại và tiến bộ khoa học – kỹ thuật. - Phân loại:

+ Công nghiệp khai thác than. + Công nghiệp khai thác dầu. + Công nghiệp điện lực.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu các ngành nhỏ của công nghiệp năng lượng a) Mục đích

- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới

- Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp.

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS

Vòng chuyên gia: thảo luận chuyên sâu

GV chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thảo luận chung ngành công nghiệp: + Nhóm 1,2: Tìm hiểu công nghiệp khai thác than

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu công nghiệp khai thác dầu + Nhóm 5,6: Tìm hiểu công nghiệp điện lực

Vòng mảnh ghép: thảo luận nhóm mảnh ghép. GV cho HS ghép nhóm và giao nhiệm vụ mới: vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm, cơ cấu và phân bố của các ngành công nghiệp năng lượng.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. (Nhóm chuyên gia: 5 phút, nhóm mảnh ghép: 3 phút)

+ GV quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo: GV bốc thăm ngẫu nhiên nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung và đặt câu hỏi (nếu có).

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá quá trình làm việc, chính xác hóa nội dung học tập, tích hợp nội dung giáo dục môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Khai thác than Khai thác dầu Điện

Vai trò + Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt

+ Nhiên liệu quan trọng (vàng đen).

Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh

điện, luyện kim. + Nguyên liệu quý cho CN hóa học, dược phẩm

+ Nguyên liệu cho CN hóa chất,...

khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Trữ lượng Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá) Ước tính 400-500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn).

Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,...

Sản lượng

5 tỉ tấn/năm 3,8 tỉ tấn/năm. Khoảng 15.000 tỉ kWh.

Phân bố

Hoa Kì, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, CHLB Đức, Ôxtrâylia,..

Các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi LBNga, Mĩ La Tinh, Trung Quốc,...

Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước CN mới.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

Câu 1. Ngành công nghiệp nào sau đây cần phải đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia đang phát triển?

A. Điện lực. B. Thực phẩm.

C. Điện tử - tin học. D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 2. Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho

A. nhà máy chế biến thực phẩm.

B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.

D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Câu 3. Ở nước ta, vùng than lớn nhất đang khai thác thuộc tỉnh

A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Cà Mau. D. Quảng Ninh.

Câu 4. Cho biểu đồ về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta, giai đoạn 2006 - 2015:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện.

B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện.

C. Quy mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện.

D. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện.

Câu 5. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước?

A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông - lâm - thủy sản.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc câu hỏi suy nghĩ trong thời gian 15 giây.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS giơ đáp án

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức để giải thích được sự phân bố các nhà máy nhiệt điện ở nước ta

b) Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Tại sao các nhà máy nhiệt điện nước ta lại phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam?”.

- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân trong thời gian 2 phút

- Bước 3:Báo cáo, thảo luận: GV gọi bất kì 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung.

3.4. Tổng kết bài học, củng cố, dặn dò:

a) Tổng kết bài học: GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện bài học: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm.

b) Củng cố, dặn dò: GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn.

3.5. Hướng dẫn về nhà

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới

IV. PHỤ LỤC

4.1. Phiếu học tập hoạt động 2 – vòng chuyên gia

Phiếu học tập nhóm 1,2

Công nghiệp khai thác than Vai trò

Trữ lượng Sản lượng Phân bố

Phiếu học tập nhóm 3,4

Công nghiệp khai thác dầu Vai trò

Trữ lượng Sản lượng Phân bố

Phiếu học tập nhóm 5,6 Công nghiệp điện lực Vai trò

Trữ lượng Sản lượng Phân bố

4.3. Nội dung tích hợp về môi trường và năng lượng

* Về môi trường:

- Sự phát triển của công nghiệp năng lượng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng nhiệt độ làm biến đổi khí hậu.

- Công nghiệp năng lượng đã sử dụng hầu hết các nguyên liệu hóa thạch và thải vào bầu khí quyển lượng khí CO2 lớn, gây nên hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiệt độ khí quyển tăng và làm BĐKH.

- Công nghiệp năng lượng sử dụng tài nguyên khoáng sản ở mức độ cao làm cho chúng ngày càng cạn kiệt.

* Về năng lượng

- Than, dầu mỏ là tài nguyên không thể phục hồi.

- Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than và dầu mỏ ngày càng tăng

cạn

kiệt nhanh.

- Công nghiệp điện lực là cơ sở chủ yếu để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: công nghiệp luyện kim (đen) - sử dụng một khối lượng lớn nhiên liệu, công nghiệp hoá chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm...

=> Học sinh nhận thức được vai trò to lớn của việc SX ra các sản phẩm máy móc ít tiêu hao năng lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí 10 (Trang 94 - 103)