Mô hình BANKSERV của Avkiran(SQ3)

Một phần của tài liệu LẠI THỊ NHẬT VY-K50TMĐT (Trang 38)

5. Cấu trúc đề tài

1.5.1 Mô hình BANKSERV của Avkiran(SQ3)

Để xây dựng bộ công cụ đo lường chất lượng dịch vụ tại các chi nhánh ngân

hàng, Avkiran (1994) đã phát triển bộ công cụ đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng khởi đầu gồm 27 biến quan sát thuộc 6 thành phần: Nhân viên phục vụ; Tín nhiệm; Thông tin; Đáp ứng; Khả năng tiếp cận dịch vụ rút tiền và khả năng tiếp cận quản lý chi nhánh trên cơ sở công dụng đo lường SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1985).

Sau khi tiến hành kiểm định bộ công cụ đo lường chất lượng dịch vụ thông qua việc khảo sát khách hàng bán lẻ tại các chi nhánh thuộc các ngân hàng thuong mại Úc, Avkira đã đề xuất mô hình đo lường chất lượng dịch vụ BANKSERV gồm 4 thành phần với 17 biến quan sát để đo lường hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng cũng như để dự báo các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ và phân khúc khách hàng để làm cơ sở cho việc ra quyết định tốt hơn trong hoạt động Marketing.

- (1) Nhân viên phục vụ: Thể hiện các thức đáp ứng, văn hóa ứng xử và hình ảnh chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng đến khách hàng

- (2) Tín nhiệm: Thể hiện khả năng duy trì sự tín nhiệm của khách hàng đối với nhân viên ngân hàng bằng cách khắc phục các lỗi lầm và thông báo kết quả xử lí cho khách hàng.

- (3) Thông tin: Thể hiện việc thực hiện các nhu cầu cơ bản của ngân hàng với khách hàng bằng cách truyền đạt các thông báo tài chính thành công và phân phát thông báo kịp thời.

- (4) Khả năng tiếp cận dịch vụ rút tiền: Nhân viên phục vụ khách hàng của ngân hàng phải hiện diện đầy đủ trong suốt thời gian làm việc, ngay cả trong giờ cao điểm.

Một phần của tài liệu LẠI THỊ NHẬT VY-K50TMĐT (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w