Tình hình tài sản, nguồn vốn của MBBank – Chi nhánh Tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu LẠI THỊ NHẬT VY-K50TMĐT (Trang 63)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.5 Tình hình tài sản, nguồn vốn của MBBank – Chi nhánh Tỉnh Bình Phước

Bảng 6: Tình hình tài sản, nguồn vốn của MB Bank – Chi nhánh Tỉnh Bình Phƣớc giai đoạn 2017 - 2019

STT CHỈ TIÊU 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018 Giá trị (%) Giá t rị (%) Giá t rị (%) +/- % +/- % A TÀI SẢN 1119448 100.00 1762036 100.00 2500499 100.00 642588 57.40 738463 41.91 1 Tiền mặt, vàn g bạc đá quý 89912 8.03 129206 7.33 420427 16.81 39294 43.70 291221 225.39 2 Cho vay khách hàng 1019336 91.06 1621682 92.03 2068701 82.73 602346 59.09 447019 27.57 3 Tài sản cố định 5926 0.53 6362 0.36 6525 0.26 436 7.36 163 2.56 3.1 Tài sản cố định hữu hình 5221 5491 5782 270 5.17 291 5.30 Nguyên giá TSCĐ 7962 8169 8679 207 2.60 510 6.24 Hao mòn TSCĐ* -2741 -2678 -2897 63 -2.30 -219 8.18 3.2 Tài sản cố định vô hình 705 871 743 166 23.55 -128 -14.70 Nguyên giá TSCĐ 991 991 991 0 0.00 0 0.00 Hao mòn TSCĐ* -286 -120 -248 -166 -58.04 -128 106.67 4 Tài sản Có khác 4274 0.38 4786 0.27 4846 0.19 512 11.98 60 1.25 B NGUỒN VỐN 1119448 100.00 1762036 100.00 2500499 100.00 642588 57.40 738463 41.91

1 Tiền gửi của khách hàng 836435 74.72 1240331 70.39 1607421 64.28 403896 48.29 367090 29.60

2 Phát hành giấy tờ có giá 92602 8.27 107960 6.13 186110 7.44 15358 16.58 78150 72.39

3 Các khoản nợ khác 181790 16.24 403939 22.92 694300 27.77 222149 122.20 290361 71.88

4 Vốn và các quỹ 8621 0.77 9806 0.56 12668 0.51 1185 13.75 2862 29.19

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 51 SVTH: Lại Thị Nhật Vy * Tình hình tài sản

Qua bảng số liệu ta có thể nhận ra được quy mô về tài sản của MB Bank liên tục tăng theo thời gian, cụ thể như sau:

Tổng tài sản năm 2018 của MB Bank xấp xỉ 1762 tỉ đồng, tăng 642 tỉ đồng so với năm 2017, tương ứng với tỉ trọng tăng 57.4 % so với tổng tài sản của năm 2017 là gần 1119,4 tỉ đồng. Giá trị tăng lên này chủ yếu dựa vào khoản cho vay khách hàng tăng mạnh, tăng 602 tỉ đồng tương ứng với tỉ trọng 59% so với năm 2017. Các khoản khác trong tổng tài sản đa số có xu hướng tăng lên tuy nhiên sự chênh lệch có quy mô không đáng kể so với khoản cho vay khách hàng.

Đến năm 2019 thì tổng tài sản vượt mức 2500 tỉ đồng, tăng 738 tỉ đồng so với năm 2018, tương ứng với tỉ trọng tăng 41.91% so với tổng tài sản của năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến tổng tài sản năm 2019 tăng mạnh là do tài sản tiền mặt, vàng bạc đá quý tăng cao lên đến 291 tỉ đồng so với năm 2018 và khoản cho vay khách hàng tăng 447019 tỉ so với năm 2018. Các khoản mục còn lại có xu hướng tăng nhẹ và sự chênh lệch có quy mô không đáng kể so với khoản cho vay khách hàng và tài sản tiền mặt, vàng bạc đá quý.

Việc tổng tài sản tăng liên tục trong vòng ba năm của ngân hàng chứ tỏ rằng quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng rộng. Thị phần chiếm được ngày càng lớn. Tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và nổi trội so với các ngân hàng trong khu vực. * Tình hình nguồn vốn

Qua bảng số liệu ta có thể thấy nguồn vốn của ngân hàng MB Bank tăng mạnh qua các năm. Trong đó khoản mục nợ phải trả luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng tăng cao.

Năm 2018, tổng nguồn vốn có giá trị hơn 1762 nghìn tỷ đồng, tăng 6425 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với tăng 57.4%, chủ yếu là khoản mục tiền gửi của khách hàng tăng hơn 403 tỷ đồng tương ứng với 48,29%. Khoản mục các khoản nợ khác năm 2018 tăng 222 tỷ đồng so với năm 2017.

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Đức Trí

52

SVTH: Lại Thị Nhật Vy

Đến năm 2019, tổng nguồn vốn lại tiếp tục tăng, với mức chênh lệch hơn 738 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với 41.91%, chủ yếu là tăng ở khoản mục tiền gửi

của khách hàng và các khoản nợ khác. Cho tiền gửi của khách hàng tăng gần 367 tỷ đồng, các khoản nợ khác tăng hơn 290 tỷ đồng. Ngoài ra trong năm 2019 vốn và các quỹ có biểu hiện tăng nhanh hơn, chênh lệch với năm 2018 là 2,8 tỷ đồng.

Ta thấy, khoản mục tiền gửi của khách hàng và các khoản nợ khác có xu hướng tăng trong ba năm, mặc dù tốc độ tăng trưởng qua các năm không đều, nhưng cũng chứng tỏ MB Bank – Chi nhánh Tỉnh Bình Phước biết tận dụng được lợi thế của mình để huy động được nguồn vốn từ bên ngoài để mở rộng, phát triển quy mô hoạt động kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 2.2.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của MB Bank – Chi nhánh Tỉnh Bình Phước.

Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Bank – Chi nhánh Tỉnh Bình Phƣớc giai đoạn 2017 - 2019

SVTH: Lại Thị Nhật Vy 53

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018 Giá trị T tr ọng Giá trị Tỉ trọng Giá tr Tỉ trọng +/- % +/- % A Tổng thu nhập 54 234 100.00 69 912 100.00 96 826 100.00 15 678 28.91 26 914 38.50

1 Thu lãi cho vay 37 065 68.34 46 961 67.17 69 293 71.56 9 896 26.70 22 332 47.55

2 Thu từ HĐV 9 033 16.66 11 908 17.03 14 021 14.48 2 875 31.83 2 113 17.74 3 Thu dịch vụ BANCAS 2,143 3.95 3,041 4.35 3,821 3.95 898 41.90 780 25.65 4 Kiều hối 1,662 3.06 2,169 3.10 2,636 2.72 507 30.51 467 21.53 5 Thu dịch vụ và n gân hàng số 2,872 5.30 3,201 4.58 3,942 4.07 329 11.46 741 23.15 6 Thu từ hoạt độn g khác 1,459 2.69 2,632 3.76 3,113 3.22 1,173 80.40 481 18.28 B Tổng chi phí 28 778 100.00 35 962 100.00 42 532 100.00 7 184 24.96 6 570 18.27

1 Trả lãi tiền gửi 13,631 47.37 18,062 50.23 21,791 51.23 4,431 32.51 3,729 20.65

2 Chi phí HĐV 2,645 9.19 2,786 7.75 3,051 7.17 141 5.33 265 9.51

3 Chi phí DVTT & NQ 1,850 6.43 2,103 5.85 2,688 6.32 253 13.68 585 27.82

4 Chi ho ạt động khác 10 652 37.01 13 011 36.18 15 002 35.27 2 359 22.15 1 991 15.30

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Đức Trí 54 SVTH: Lại Thị Nhật Vy * Về tổng thu nhập

Tổng thu nhập của MB Bank – Chi nhánh Tỉnh Bình Phước năm 2018 đạt gần 70 tỉ đồng, so với năm 2017 thu nhập tăng trên 15 tỉ đồng, tương ứng tăng 28.91%. Đến năm 2019, tổng thu nhập của chi nhánh tăng lên hơn 96 tỉ đồng, so với năm 2018, thu nhập tăng thêm hơn 26 tỉ đồng, tương ứng với tăng 38.5%. Ta có thể nhìn thấy rõ qua các năm thu nhập của chi nhánh đều tăng trưởng tốt so với những năm trước đó.

Trong tổng thu nhập của ngân hàng, thu lãi cho vay là hoạt động chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2018, thu lãi cho vay tăng 9,8 tỉ đồng so với năm 2017, chiếm tỉ trọng 67.17% tổng thu nhập. Năm 2019, thu từ lãi cho vay tăng vượt bậc, chênh lệch 22.3 tỉ đồng so với năm 2018, chiếm tỉ trọng 71.56% trên tổng thu nhập.

Chiếm vị trí thứ hai là thu từ hoạt động huy động vốn. Năm 2018, chi nhánh thu về được từ hoạt động này 11.9 tỉ đồng, tăng 2.8 tỉ đồng so với năm 2017. Năm 2019, tăng lên 14 tỉ đồng, chênh lệch với năm 2018 2.1 tỉ đồng. Ta có thể thấy thu nhập từ huy động vốn của chi nhánh qua các năm đều có xu hướng tăng, nhưng ta có thể nhận thấy rằng: Tỷ lệ gia tăng thu nhập từ huy động vốn năm 2019/2018 có xu hướng giảm so với tỷ lệ gia tăng thu nhập từ huy động vốn năm 2018/2017.

Ngoài thu từ lãi cho vay và thu từ huy động vốn, chi nhánh còn có thu nhập từ các hoạt động dịch vụ và ngân hàng số. Đây cũng là một trong những tiêu chí đem lại khoản thu nhập không nhỏ cho ngân hàng. Năm 2018, doanh thu từ hoạt động này mang lại cho ngân hàng gần 3.2 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 4.58% trong tổng thu nhập. Đến năm 2019, doanh thu có xu hướng tăng, tăng từ 3.2 tỉ đồng lên 3.9 tỉ đồng.

Cùng với sự gia tăng của tổng thu nhập, doanh thu từ các hoạt động khác cũng có sự gia tăng. Năm 2017 với 1.4 tỉ đồng, năm 2018 với 2.6 tỷ đồng. Năm 2018 tăng gần 1.2 tỷ đồng so với năm 2017. Năm 2019 tăng 0.4 tỉ so với năm 2018. Ta có thể thấy, tỷ lệ gia tăng thu nhập từ các hoạt động khác năm 2019/2018 có xu hướng giảm mạnh hơn so với năm 2018/2017.

* Về chi phí

Tổng chi phí của toàn chi nhánh năm 2017 là 28,7 tỷ đồng, đến năm 2018 là 35,9 tỷ đồng, tăng 7,1 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với 24,96%. Năm 2019,

tổng chi phí tăng 6,5 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng 18,28%. Mặc dù tổng chi phí năm 2019 tăng lên nhưng tỉ trọng năm 2019/2018 vẫn thấp hơn so với tỉ trọng năm 2018/2017.

Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là chi trả lãi tiền gửi. Trong giai đoạn năm 2017-2019, hoạt động này luôn chiếm phần lớn chi phí. Năm 2017 chi phí trả lãi tiền gửi là 13.6 tỉ đồng, năm 2018 là 18 tỉ đồng, tăng 4.4 tỉ so với năm 2017. Năm 2019, chi phí trả lãi tiền gửi là 21,7 tỉ đồng, tăng 6.5 tỉ so với năm 2018. Năm 2019/2018 chi phí này có xu hướng tăng, nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2018/2017.

Các loại chi phí như: chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chi phí huy động vốn, chiếm tỉ trọng thấp trong tổng chi phí. Đối với chi phí về huy động vốn, luôn giao động trong khoản từ 2.6 tỉ đồng đến 3.0 tỉ đồng. Chi phí cho các hoạt động khác chiếm tỷ trọng cao hơn, năm 2018 chênh lệch 22.15% so với năm 2017, năm 2019 chênh lệch 15.3% so với năm 2018. Chi phí các hoạt động khác từ năm 2018 – 2019 có dấu hiệu giảm so với từ năm 2017 – 2018.

* Về lợi nhuận

Từ bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng MB Bank – Chi nhánh Tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 – 2019, ta có thể thấy lợi nhuận của chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng cao. Lợi nhuận của năm 2017 đạt 27 tỉ đồng, đến năm 2018 lợi nhuận đạt hơn 33 tỉ đồng, tương ứng với tăng tỉ trọng 33.37% so với năm 2017. Không dừng lại ở đó, năm 2019 lợi nhuận của chi nhánh lại tiếp tục tăng, lợi nhuận năm 2019 đạt 54 tỉ đồng, tăng 59% so với năm 2018. Lợi nhuận tăng là dấu hiệu cho thấy năm 2019 là một năm hoạt động cực kì hiệu quả của ngân hàng MB Bank chi nhánh Bình Phước. Tạo động lực cho chi nhánh không ngừng cố gắng trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng di động tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Tỉnh Bình Phƣớc.

2.3.1 Giới thiệu dịch vụ Ngân hàng di động (Ứng dụng MB Bank) của Ngân hàngTMCP Quân đội (MB Bank). TMCP Quân đội (MB Bank).

Ứng dụng MBBank là ứng dụng ngân hàng của MB trên điện thoại di động, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết giao dịch tài chính, thanh toán hàng ngày với thao tác đơn giản, thực hiện được mọi lúc, mọi nơi. Là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh nên thường xuyên được nâng cấp, mang đến trải nghiệm và sự thuận tiện tối ưu nhất cho khách hàng.

Đây là một ứng dụng đã được cài đặt trên các phần mềm ứng dụng của cửa hàng dịch vụ CH Play đối với hệ điều hành Android và iTunes Store đối với hệ điều hành iOS (iphone) trên điện thoại thông minh. Tất cả các tính năng mới đều được cập nhật và nâng cấp thường xuyên về điện thoại của quý khách, góp phần mang đến những trải nghiệm vô cùng thú vị và hiệu quả sử dụng tốt nhất cho khách hàng.

Vào năm 2018, đây là một năm đại thành công của phần mềm ứng dụng MB Bank. Ứng dụng MB Bank được xem là một trong những sản phẩm số ứng dụng triệt để nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là sản phẩm ngân hàng số duy nhất đạt “Thương hiệu quốc gia 2018” và được Hiệp hội Ngân hàng & Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG trao tặng giải thưởng “Ngân hàng số tiêu biểu năm 2018”.

Đầu năm 2020, MB Bank ra mắt ứng dụng MB Bank phiên bản mới. Với giao diện mới và bổ sung các tính năng vượt trội.

2.3.1.1 Đối tượng khách hàng

Là các cá nhân chưa sử dụng và đang sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng MB Bank. MB Bank hướng đến đối tượng khách hàng đang sử dụng điện thoại thông minh bởi vì đây là yếu tố cần thiết và quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tải ứng dụng MB Bank của khách hàng. MB Bank muốn hầu hết khách hàng của họ sử dụng ứng dụng này để tối ưu hóa các giao dịch. Khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện nhiều giao dịch với các mục đích khác nhau qua ứng dụng, từ đó giúp các giao dịch của ngân

hàng tăng lên và diễn ra nhanh chóng. Khách hàng không mất nhiều thời gian đến quầy giao dịch.

2.3.1.2 Tính năng sản phẩm

- Chuyển tiền: Khi khách hàng chuyển tiền bằng ứng dụng MB Bank đến các ngân hàng khác ngoài MB Bank đều sẽ được miễn phí 100% chi phí chuyển tiền. Số tiền mỗi ngày khách hàng có thể chuyển lên đến 2 tỷ đồng, tối đa 500 triệu đồng trên mỗi giao dịch. Cụ thểnhư sau:

Bảng 8: Hạn mức chuyển tiền của ứng dụng MB Bank

Đến tài khoản thanh toán khác MB

Chuyển tiền vào tài khoản thu hưởng của 40 ngân hàng khác MB. Người thụ hưởng nhận tiền ngay sau khi kết thúc giao dịch. Hạn

ức giao dịch 300 triệu đồng Đến số thẻ ATM

Chuyển tiền vào tài khoản thu hưởng của 40 ngân hàng khác MB. Người thụ hưởng nhận tiền ngay sau khi kết thúc giao dịch. Hạn

ức giao dịch 300 triệu đồng Đến tài khoản

MBS Chuyển tiền vào tài khoản công ty chứng khoán MBS Liên ngân hàng

Chuyển tiền vào tài khoản thu hưởng hàng khác MB qua Citad. Người thụ hưởng nhận tiền sau 1-2 tiếng. Hạn mức giao dịch 500 triệu - 2 tỷ đồng

Đến tài khoản

thanh toán MB Chuyển tiền vào tài khoản thụ hưởng mở tại MB. Hạn mức giao dịchtừ 500 triệu - 2 tỷ đồng

(Nguồn: https://www.mbbank.com.vn)

- Vay online: Khách hàng có thể tiến hành vay nhanh qua ứng dụng mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng để tiến hành bất kì thủ tục nào. Trong ứng dụng sẽ có đầy đủ cho khách hàng thông tin về các khoản vay và công cụ tính lãi vay.

- Tiết kiệm trực tuyến: Ứng dụng có hai hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến, đó là gửi tiền tiết kiệm cố định và tiết kiệm heo đất. Tiết kiệm cố định là hình thức giống với làm sổ tiết kiệm gửi ở ngân hàng, mở tài khoản tiết kiệm từng lần và không chuyển thêm tiền gốc trong thời gian gửi tiền. Tiết kiệm heo đất là khách hàng mở tài khoản tiết kiệm từng lần và có thể chuyển thêm tiền gốc trong thời gian gửi. Thay vì nhét heo đất để tiết kiệm tiền, chúng ta có thể sử dụng hình thức gửi tiết kiệm heo đất này để có thêm lợi nhuận từ ngân hàng với lãi suất 5%/năm.

- Thông tin tài khoản: Khách hàng hoàn toàn có thể nắm được hết thông tin tài khoản của mình thông qua ứng dụng MB Bank như: Số dư/sao kê tài khoản, tiết kiệm, các khoản vay và thế chấp. Có thể giám sát được các lịch sử giao dịch một các dễ dàng và nhanh chóng, tránh thất thoát tiền.

- Thanh toán: Đây là một sản phẩm được ngân hàng MB Bank cực kì chú trọng, ngoài nạp tiền điện thoại, khách hàng có thể thanh toán hóa đơn của hơn 40 nhà cung cấp (điện, nước, vé máy bay, khách sạn,…)

- Ngoài các tính năng trên, ứng dụng MB Bank được triển khai rất nhiều tính năng hiện đại khác như: Đăng nhập bằng khuôn mặt, thiết lập tạo Digital OTP (OTP

Một phần của tài liệu LẠI THỊ NHẬT VY-K50TMĐT (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w