Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu luan-an-nguyen-trung-hieu (Trang 147 - 150)

7. Kết cấu luận án

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan

Ngành logistics tại Việt Nam hiện đang chịu sự quản lý và điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau của nhiều ngành, lĩnh vực. Với một hành lang

pháp lý phủ rộng, chi tiết, Chính phủ Việt Nam cũng đã tạo được điều kiện minh bạch với định hướng rõ ràng về môi trường pháp lý thuận lợi và tác động tích cực đến sự phát triển chung của ngành logistics cho đến nay. Tuy vậy nếu xét riêng cho hoạt động Hoạch định chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp logistics Việt nam và của Quốc gia thì còn thấy một số điểm chưa hoàn thiện như sau:

- Thứ nhất có thể thấy, rất nhiều văn bản pháp luật, quy định, nghị định liên quan và các quy hoạch tổng thể, chiến lược tổng thể cho việc phát triển mạng lưới TT logistics, ngành logistics của Việt Nam, nhưng tác giả chưa tìm thấy quy định, chính sách hay một tầm nhìn chiến lược nào mà Chính phủ, Nhà nước, các Bộ ban ngành liên quan của Việt Nam đề ra nhằm hỗ trợ hay liên quan đến hoạch định chiến lược cho việc phát triển thương hiệu logistics quốc gia và định hướng các DN logistics phát triển TH trong hoàn cảnh kinh doanh thay đổi và Việt Nam đã ra biển lớn, hoạt

động trên một sân chơi toàn cầu với các DN từ nhiều quốc gia khác.

- Thứ hai, việc xây dựng TH logistics ở mỗi DN là tế bào kinh tế của đất nước, chính là động lực thúc đẩy phát triển TH mạnh cho ngành logistics quốc gia. Và việc HĐCL TH của mỗi DN logistics có chịu tác động mạnh từ các chương trình, chính sách và chiến lược phát triển ngành logistics của Chính phủ, với tầm nhìn chiến lược dài hạn để làm nền tảng định hướng và tạo điều kiện thuận lợi chung cho hoạt động của toàn ngành logistics Việt Nam, tuy nhiên Chính phủ và Nhà nước Việt Nam lại chưa thực hiện được. Nhìn sang các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Singapore hay

Malaysia, Thái Lan… chỉnh phủ các nước này đã có các chính sách vĩ mô phát triển logistics với mục tiêu nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo mọi điều kiện chính sách thuận lợi nhất cho hoạt động logistics đã được đề cập đến từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Đến nay tại các quốc gia này logistics vẫn được xác định là một ngành chiến lược đối với nền kinh tế, các chương trình về tự do hóa thị trường kinh doanh, hay xây dựng chương trình chiến lược phát triển ngành đến năm 2020… và các chiến lược tổng quát khác vẫn tiếp tục được ban hành. Sự chậm chễ và còn thiếu sót chương trình, chiến lược tổng thể của Chính phủ Việt Nam ít nhiều đã gây cản trở

đến việc xây dựng CLTH của DN logistics Việt Nam với tầm nhìn chiến lược trong dài hạn.

- Thứ ba, việc tạo điều kiện thuận lợi trong hệ thống luật và quy định có tác động tới việc cải thiện chất lượng dịch vụ của các DN logistics góp phần nâng cao giá trị chia sẻ khách hàng trong HĐCL giá trị tài sản TH, góp phần nâng cao giá trị TH tổng thể của DN còn chưa được các Bộ, ban ngành liên quan quan tâm và hiểu sâu sắc. Hiện đang còn tồn tại nhiều bất cập như việc thiếu liên kết ngang giữa các

hệ thống luật (liên kết tất cả các dịch vụ ngân hàng, hải quan, kho bãi, giao nhận...) nhằm hỗ trợ tốt nhất các doanh nghiệp thực hiện các khâu đoạn trong chuỗi dịch vụ logistics và có thể tiến tới cung ứng tốt trọn gói dịch vụ.

Định hướng và sự hỗ trợ của Nhà Nước là rất có ý nghĩa đối với sự phát triển TH ngành logistics và TH của các DN logistics Việt Nam. Các quy định pháp luật về hoạt động và quy hoạch phát triển ngành ảnh hưởng trực tiếp tới các chiến lược kinh doanh dài hạn và CLTH tại các DN này. Do vậy, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện hơn nữa trong vấn đề xây dựng và bảo vệ TH để các DN logistics có thể hoạt động hiệu quả hơn nhằm nâng cao vị thế hình ảnh ngành logistics Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Các quy định và định hướng chiến lược của Nhà nước có liên quan tới vấn đề này cần cụ thể và thiết thực hơn nữa và kết nối đáp ứng đúng nhu cầu DN mong đợi, đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng về DN, góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ chính là nâng cao giá trị TH của DN và phục vụ cho DN tốt hơn trong việc đăng kí và bảo vệ TH.

Việt Nam đã chính thức mở rộng hết cánh cửa cho phép các DN nước ngoài đầu tư hoạt động trong ngành logistics từ 1/1/2014, như vậy các DN logistics trong nước sẽ phải đối đầu với các đối thủ mạnh. Để phát triển hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ logistics ở Việt Nam, việc Nhà Nước tiếp tục có những chính sách thuận lợi và hỗ trợ DN trong nước cũng như quản lý chặt chẽ hoạt động của các DN nước ngoài cũng sẽ là việc làm ý nghĩa đối với các DN logistics Việt Nam khi các DN này cũng vẫn đang tiếp tục loay hoay với các yếu điểm về tiềm lực tài chính, về thủ tục, về nguồn lực…

Ngoài ra, nhà nước cần có thêm các chính sách về hỗ trợ vốn ưu đãi đối với các hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng, áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của Doanh nghiệp.

Ban hành quy định hay các kế hoạch chiến lược tổng thể trong hỗ trợ đào tạo và đào tạo nguồn nhân sự cấp cao cho ngành này sẽ là những việc làm có ý nghĩa thiết thực cho các DN. Các cơ quan ban ngành chủ động tổ chức hỗ trợ các DN logistics về các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn chuyên sâu về TH và CLTH… Hiện nay, nhiều tỉnh thành, cùng các Sở ban ngành của các tỉnh đã phối kết hợp với nhiều tổ chức đào tạo trong và ngoài nước tổ chức thực hiện được rất nhiều các chương trình đào tạo về kinh doanh, quản trị kinh doanh, quản trị sản xuất rất hay cho nhiều đối tượng DN trong nước đây là việc làm thiết thực được rất nhiều DN ủng hộ, hưởng ứng tham gia và đã mang lại nhiều kết quả thắng lợi cho DN. Thiết nghĩ

Chính phủ và các Sở ban ngành cùng các tỉnh thành hoàn toàn có thể tiếp tục phát huy tinh thần này để tổ chức nhiều khóa đào tạo hữu ích về TH, CLTH… cho các DN logistics vừa và nhỏ của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tổ chức và thực hiện các chương trình Quốc gia về truyền thông quảng bá cho ngành logistics Việt Nam, để theo đó các DN logistics Việt Nam cũng được hưởng lợi và được hỗ trợ trong các chương trình truyền thông quảng bá TH này.

Một phần của tài liệu luan-an-nguyen-trung-hieu (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w