Kết luận rút ra từ nghiên cứu điển hình

Một phần của tài liệu luan-an-nguyen-trung-hieu (Trang 95 - 97)

7. Kết cấu luận án

2.2.6. Kết luận rút ra từ nghiên cứu điển hình

Như vậy qua nghiên cứu năm DN điển hình về tình hình HĐCL TH đang diễn ra tại các DN này tác giả rút ra được một số kết luận cơ bản sau:

-Các DN logistics Việt Nam có quan tâm và có đầu tư cho việc HĐCL và thực hiện chiến lược xây dựng TH cho DN mình. Minh chứng cụ thể là các hoạt động xây dựng hình ảnh TH với logo, khẩu hiệu, trang web… và các hoạt động nhằm giúp gia tăng giá trị TH thông qua mua bán sát nhập như Công ty Transimex Sài Gòn hay thông qua cải thiện chất lượng dịch vụ như Công ty AA& Logistics Việt Nam… Dù

ở quy mô, cách thực hiện và hiệu quả thế nào thì đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy các các DN logistics Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu để phát triển và nâng tầm giá trị TH của DN.

- Các DN logistics Việt Nam rất quan tâm tới HĐCL phát triển nguồn lực mà cụ thể là các hoạt động đầu tư cho việc phát triển nhân lực, đào tạo các kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc cho nhân viên nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp ra thị trường. Công ty AA & Logistics vạch ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực từng bước và hướng tới tương lai lâu dài. Hay công ty NYK Logistics Việt Nam đã xây dựng được cho mình một nguồn nhân sự dày dạn kinh nghiệm, chuyên nghiệp, nhiệt huyết và có chuyên môn, có năng lực xử lý những vấn đề phát sinh. Còn Công ty Gemadept logistics đã có chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hai hướng là phát huy và khai thác nguồn nhân sự giỏi có sẵn tại tập đoàn đồng thời liên tục tìm kiếm tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới. Các hoạt động phát triển nguồn lực này vỗn dĩ được các DN quan tâm và coi trọng từ lâu, và đang thực hiện như một hoạt động nhân sự độc lập. Việc hoạch định phát triển nguồn lực đi cùng với định hướng phát triển TH mà DN xác định theo đuổi thì các DN còn chưa thực hiện được một cách rõ ràng, bài bản điều đó đã hạn chế hoạt động này phát huy hiệu quả đối với việc gia tăng giá trị thương hiệu DN.

- Từ phỏng vấn và thực tế cho thấy hầu hết các DN đang thực hiện công việc HĐCL TH chưa đi theo một quy trình bài bản và dựa trên cơ sở khoa học mà thực hiện ngẫu hững theo lệnh và kinh nghiệm của các nhà quản lý với lý do thiếu bộ phận chuyên trách, và quy trình thực hiện manh mún chưa đầy đủ. Mỗi DN mới chỉ thực hiện một vài bước trong mô hình HĐCL TH bốn giai đoạn mà tác giả đề xuất. Công ty có quy trình tốt nhất như Gemadept Logistics thì cũng chưa được trọn vẹn. Các bước HĐCL TH công ty đã thực hiện: phân tích để hiểu tình thế marketing và CLTH, HĐCL nhận diện và định vị TH, HĐCL hình ảnh, hoạch định chương trình tiếp thị TH, hoạch định giá trị tài sản TH, HĐCL phát triển nguồn lực và lãnh đạo CLTH.

Các bước hoạch định được DN làm rời rạc mà chưa dựa trên một nền tảng hoạch định thống nhất với mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các bước và chưa đi cùng một định hướng phát triển và mục tiêu chiến lược chung về TH của DN.

- Từ thực tế còn nhiều hạn chế tồn tại trong quy trình HĐCL TH các DN, nhưng có thể thấy hoạch định cấu trúc CLTH từng nội dung nhỏ thì các DN đã xây dựng được một số nội dung khá tốt. Tác giả nhận thấy rằng việc giúp các DN thực hiện tốt việc HĐCL TH bài bản với các nội dung cụ thể như mô hình bốn giai đoạn được đề xuất ở Chương một là việc làm mang ý nghĩa thực tiễn và rất cần cho DN. DN logistics Việt Nam cần một kế hoạch thống nhất bài bản với nội dung logic nhất quán để kết nối tất cả các hoạt động mà DN đang thực hiện đi theo một hướng thống

nhất với mục tiêu phát triển chung để giúp mang lại hiệu quả cộng hưởng tối ưu cho giá trị thương hiệu DN và kinh doanh bền vững.

Một phần của tài liệu luan-an-nguyen-trung-hieu (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w