7. Kết cấu luận án
2.1.1. Khái quát sự phát triển của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Các DN logistics Việt Nam trước kia chủ yếu là các DN kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, cảng biển… theo mô hình DN Nhà Nước trong những năm 1976 - 1986. Dấu mốc Nhà nước Việt Nam đổi mới kinh tế năm 1986, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, từ đó đến nay thì số lượng và loại hình các DN logistics tại Việt Nam đã phát triển mở rộng nhanh chóng với đa dạng các dịch vụ logistics được cung cấp và các DN đang tiếp tục tích cực phát triển tích hợp nhiều loại hình dịch vụ cung cấp khác nhau, nâng cao chất lượng và giá trị dịch vụ. So với lịch sử phát triển hàng trăm năm của các DN logistics trên thế giới thì các DN logistics Việt Nam còn khá non trẻ. Tuy vậy theo khảo sát của Hiệp hội DN logistics Việt Nam thì hiện nay nước ta có “khoảng hơn 3000 doanh nghiệp logistics trong đó 20% là công ty nhà nước 70% là công ty Trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân là 10%” [3, trang 88].
Các DN logistics ở Việt Nam tập trung chủ yếu tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh với tỷ lệ lần lượt là “18,2% ; 10,8% và 54 %. Hà
Nội và Hồ Chí Minh là hai thị trường tiêu thụ lớn nhất cả nước đồng thời là cửa ngõ giao thông quan trọng với toàn khu vực miền Đông, Tây Nam Bộ cũng như khu vực miền Bắc. Hải Phòng giữ vị trí thứ 3 vì là nơi có hệ thống cảng biển tương đối phát triển kết nối giao thông toàn bộ phía Bắc.” [3, trang 88, 90]
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp logistics theo quy mô vốn
Năm Dưới Từ 0,5 Từ 1 tỷ Từ 5 tỷ Từ 10 Từ 50 Từ 200 Từ 500 Tổng
0,5 tỷ đến 1 đến đến tỷ đến tỷ đến tỷ đến tỷ trở cộng
tỷ dưới 5 dưới dưới dưới dưới lên
tỷ 10 tỷ 50 tỷ 200 tỷ 500 tỷ 2011 1837 2012 8366 2482 2319 601 126 97 17876 2012 743 1214 9531 3691 3301 630 131 95 19336 2013 749 1768 10191 3667 3334 647 161 97 20614 2014 638 1822 9843 4522 4527 806 178 106 22442 2015 598 957 10759 6638 6258 916 191 132 26449
Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (2017) Theo báo cáo về
Logistics Việt Nam 2017 của Bộ Công Thương thì ở nước ta hiện nay 67% DN cung cấp dịch vụ logistics là DN vừa và nhỏ nếu căn cứ vào tổng
nguồn vốn theo Nghị định 56/2009/ NĐ-CP về trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa. Các DN có nguồn vốn từ 400 tỷ đồng đến hơn 1000 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 10%. Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam thì số lượng DN logistics chỉ vào khoảng hơn ba nghìn (3000) DN. Tuy nhiên ở Bảng 2.1 theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam đưa ra số liệu chi tiết sự phát triển về số lượng DN tương ứng với quy mô nguồn vốn thì con số các DN hoạt động có liên quan tới dịch vụ logistics lên tới trên hai mươi sáu ngàn (26.000) DN. Số liệu được tổng hợp từ tổng cục thống kê bao gồm cả DN có đăng ký mã ngành với Nhà nước và DN kinh doanh vận tải kho bãi không đăng ký mã ngành.
Qua số liệu thống kê ở Bảng 2.1 và Hình 2.1 có thể nhận thấy ở nước ta các DN hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics đa phần kinh doanh nhỏ, chưa đầu tư sâu, dịch vụ cung cấp còn rời rạc thiếu bao quát và chuyên nghiệp hóa. Điều này lý giải một phần nguyên nhân tại sao trong số hàng ngàn các DN logistics Việt Nam hiện nay lại có ít DN có đủ năng lực đáp ứng đầy đủ, trọn gói những nhu cầu ngày một cao hơn từ phía khách hàng.
6% 18% 29% 1-5 loại hình dịch vụ 6-10 loại hình dịch vụ 11-15 loại hình dịch vụ 16-20 loại hình dịch vụ 47%
Hình 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp logistics theo số lượng loại hình dịch vụ
Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (2017) Các DN logistics Việt
Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa, nguồn vốn kinh doanh nhỏ nên các DN còn gặp nhiều hạn chế về khả năng tài chính trong việc đầu tư mở rộng hoạt động, kinh doanh bài bản và đào tạo năng lực quản lý và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên. Trong số DN logistics đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay thì “các doanh nghiệp trong nước (88%), 10% là các doanh nghiệp liên
doanh và chỉ có 2% là doanh nghiệp có vốn nước ngoài.” [3, trang 94]
Hiệu quả hoạt động của các DN nếu xét theo chỉ tiêu lãi lỗ có thể nhận thấy con số các DN kinh doanh không hiệu quả còn khá cao với tỷ lệ DN lỗ là 43,1% trên
tổng số hơn hai mươi tư ngàn DN (24000) bao gồm cả DN có đăng ký và không đăng ký được khảo sát 2015. Con số các DN hoạt động không hiệu quả những năm trước đó cũng chiếm tỷ lệ tương đương trên 40% [3, trang 94].
Bên cạnh đó theo khảo sát của “Biinform Database thì doanh thu của 100
công ty đầu ngành về logistics của Việt Nam năm 2016 vào khoảng 8,74 tỷ đô la Mỹ, tăng 15,6% so với năm 2015. Trong đó hoạt động vận tải chiếm 77%, tổng doanh thu thu về từ hoạt động dịch vụ logistics, tiếp theo là hoạt động giao nhận với 9%, hoạt động hỗ trợ dịch vụ vận tải chiếm 8% và dịch vụ lưu kho chiếm 6% trong tổng doanh thu.” [3, trang 94].
Qua các con số thống kê về hoạt động và sự phát triển của các DN logistics Việt Nam, chúng ta có thể nhận định về sự phát triển tại các DN này không đồng đều và miếng bánh lợi ích vẫn đang dồn nhiều cho các DN với quy mô lớn và nhiều dịch vụ