I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔ
2. Khái niệm và nguyên tắc quản lý sự thay đổi 1 Khái niệm quản lý sự thay đổ
2.1. Khái niệm quản lý sự thay đổi
Chúng ta không thể ngừng thay đổi. Các mặt tích cực trong thay đổi có lẽ ít rõ ràng hơn các mặt tiêu cực. Và vì lý do đó, thay đổi cần phải được quản lý tốt. Nếu không làm được điều này, thay đổi sẽ trở thành một điều phiền toái, nặng nề và có thể tạo ra thất bại. Nếu thay đổi được quản lý tốt, đó sẽ là một quá trình với những tiến triển tốt và mang lại nhiều lợi ích, tạo được những sự tiến bộ lớn cho tương lai.
Quản lý sự thay đổi là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa, mà cao hơn là một nghệ thuật đối với các nhà quản lý. Sứ mệnh của những nhà quản lý là phải nắm bắt được sự thay đổi và điều chỉnh nó đi theo hướng có lợi cho tổ chức. Như Peter Drucker - chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị đã nói “người thành công phải là người đón đầu sự thay đổi”. Thay đổi sẽ là lãng phí nếu không được nhìn nhận và thực hiện đúng cách. Nói về quá trình quản lý sự thay đổi, TS. H. James Harrrington4 cho rằng: Quản lý sự thay đổi không chỉ áp dụng vào tổ chức của chúng ta mà là một quan niệm có thể áp dụng vào mọi việc chúng ta làm. Chỉ quản lý chi phí, lịch trình và chất lượng của dự án thôi chưa đủ, không có sự quản lý tác động xã hội của dự án, hầu hết các dự án sẽ không đạt đến khả năng đầy đủ của nó. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực mà sự thay đổi đã tạo ra cho tổ chức, cần phải quản lý sự thay đổi.
2.2. Nguyên tắc quản lý sự thay đổi
(i) Phải xây dựng lòng tin ở mọi người để tạo được sự đồng thuận trong quá trình quản lý sự thay đổi;
(ii) Nhà quản lý phải là người tiên phong trong quá trình thực hiện kế hoạch thay đổi; phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi;
(iii) Phải để mọi thành viên trong tổ chức làm chủ sự thay đổi;