II. QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON VÀ TIỂU HỌC ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP
11. Sue Dockett & Bob Perry (2001), Starting schools: Effective transition [Bắt đầu đi học: Giai đoạn chuyển tiếp hiệu quả] trong tạp chí Early Childhood Research and Practice, Volume 3 No 2 [Nghiên cứu và Thực
TRẺ SẴN SÀNG
Ham học hỏi, sẵn sàng học chữ và làm toàn
PHẦN 2: TÀI LIỆU HỖ TRỢ TẬP HUẤN
- 54 -
bước vào lớp 1, mà là quá trình được thực hiện từ trước đó, ít nhất cũng là khi trẻ bắt đầu bước vào lớp mẫu giáo 5 tuổi và tiếp tục diễn ra sau đó cho đến khi trẻ học xong lớp 1, lớp 2, lớp 3. Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp 1 được tiến hành thường xuyên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp thông qua các trò chơi hay các hoạt động hấp dẫn mà trẻ yêu thích. Cần tránh nôn nóng, áp đặt, ép buộc trẻ học trước những gì trẻ sẽ được học bài bản ở trường tiểu học sau này, bởi điều đó dễ gây ra cho trẻ những chán nản, chủ quan, chểnh mảng dẫn đến trẻ mất đi hứng thú học tập ngay từ những buổi học ban đầu và gây ra không ít những khó khăn cho giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học.
Khái niệm chuyển tiếp là thuật ngữ được áp dụng để hiểu và đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ đặc biệt cho trẻ trong những năm đầu tiểu học. Chính vì giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ nên các nhà quản lý trường mầm non và tiểu học phải đặc biệt quan tâm, làm thế nào để trường mầm non hỗ trợ cho trẻ chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1, cũng như trường tiểu học phải hỗ trợ để trẻ thích nghi tốt nhất khi vào lớp 1. Do đó, cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa trường mầm non và tiểu học để giúp trẻ đi qua giai đoạn chuyển tiếp hiệu quả nhất.