- Có khả năng thực hiện được Có tính thực tế, định hướng kết quả
PHẦN 2: TÀI LIỆU HỖ TRỢ TẬP HUẤN chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ.
chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ.
− Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục theo chuyên đề; Có thể liên hệ với trường tiểu học để mời cha mẹ học sinh có con học lớp 1 năm trước, có cách chuẩn bị cho con vào lớp 1 tốt chia sẻ kinh nghiệm với cha mẹ học sinh có con chuẩn bị vào lớp 1 những công việc cần chuẩn bị cho trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp; mời cùng tham gia với con trong việc tham quan trường tiểu học...
− Phối hợp thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ; qua các hội thi, hoạt động văn hóa văn nghệ;
− Cử cán bộ, giáo viên đến thăm và hướng dẫn cha mẹ học sinh tại nhà....
Giáo viên mầm non tỉnh Thái Nguyên sử dụng tờ rơi để truyền thông đến cha mẹ về việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học
PHẦN 2: TÀI LIỆU HỖ TRỢ TẬP HUẤN
- 64 -
Tại trường tiểu học: Hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên dạy lớp 1 về nội dung, cách
thức và kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh để giúp trẻ học lớp 1:
Thông qua họp cha mẹ học sinh các đợt trong năm học, giáo viên thống nhất với cha mẹ học sinh một số nhiệm vụ, yêu cầu cơ bản của học sinh lớp 1, tư vấn cho cha mẹ học sinh các phương pháp động viên, giáo dục học sinh lớp 1. Nhà trường cũng có thể mời một số cha mẹ học sinh cha mẹ học sinh có con học lớp 1 năm trước đến trao đổi kinh nghiệm với cha mẹ học sinh có con mới vào lớp; Tránh tình trạng bản thân cha mẹ gây áp lực cho con cái dễ dẫn tới sự chán nản của trẻ khi đi học lớp 1.
Lưu ý: Đối với cả trường mầm non và tiểu học, hiệu trưởng nên lưu ý giáo viên:
− Trong quá trình phối hợp với cha mẹ học sinh, căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp.
− Trong khi lập kế hoạch tuần, tháng giáo viên cần đưa nội dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, nêu những yêu cầu cụ thể về vấn đề cần phối hợp với gia đình. Sau một thời gian đưa ra yêu cầu phối hợp với cha mẹ học sinh, giáo viên có thể đưa ra một số thông tin: thông báo những cha mẹ học sinh đã thực hiện tốt yêu cầu, hoặc nhắc lại yêu cầu với một số cha mẹ học sinh, nhận xét rõ về công tác phối hợp với gia đình những gì đã thực hiện được, những điểm còn tồn tại, hướng giải quyết. Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của cha mẹ học sinh vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở giai đoạn chuyển tiếp, hiệu trưởng cần hướng dẫn và kiểm tra giám sát chặt chẽ giáo viên trong việc thực hiện các nội dung đó.
Trường mầm non và tiểu học cần và có thể thực hiện:
− Tổ chức các hội thảo về giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ mầm non lên tiểu học có sự tham gia của cha mẹ học sinh;
− Xây dựng hòm thư góp ý để cha mẹ học sinh có thể bày tỏ ý kiến khi cần
− Bố trí lịch tiếp cha mẹ học sinh hàng tuần để kịp thời nắm bắt thông tin, trao đổi các vấn đề cần triển khai trong phối hợp các hoạt động hỗ trợ trẻ.
Việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình về chuẩn bị cho trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp là vô cùng quan trọng, hiệu trưởng trường mầm non và tiểu học cần phải quan tâm đúng mức, có những kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả.
Trong năm học 2014-2015, 10 trên tổng số 18 trường mầm non huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An tổ chức hội thi về chủ đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với sự tham gia của cha mẹ học sinh và đại diện trường Tiểu học. Năm học 2015-2016, 100% các trường mầm non huyện Tương Dương đã tổ chức hoạt động này.
- 65 -
PHẦN 2: TÀI LIỆU HỖ TRỢ TẬP HUẤN
Các bé mẫu giáo trường Mầm non Lưu Kiền, huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An biểu diễn trong hội thi “Chuẩn bị cho bé vào lớp 1” (Ảnh: VVOB Việt Nam)
d) Kế hoạch phối hợp giữa trường mầm non và tiểu học
Kế hoạch phối hợp giữa trường mầm non và tiểu học là kế hoạch vô cùng quan trọng của cả hiệu trưởng mầm non và tiểu học, nhưng lâu nay vấn đề này chưa được triển khai một cách đồng bộ. Để cải thiện vấn đề này, hiệu trưởng trường mầm non và tiểu học cần xác định rõ nội dung các công việc cần phối hợp, hình thức và cơ chế thực hiện.
Đối với hiệu trưởng trường mầm non: Phối hợp với trường tiểu học trong việc thực
hiện chủ đề “Trường tiểu học” theo chương trình mầm non năm tuổi. Hiệu trưởng trường mầm non cần liên hệ với trường tiểu học trên địa bàn, thống nhất thời gian, nội dung, các hoạt động cần tiến hành khi đưa trẻ mầm non đến thăm trường tiểu học, các lực lượng tham gia; mời cô giáo trường tiểu học đến thăm và nói chuyện với trẻ ở lớp mầm non năm tuổi...
Trẻ lớp 5 tuổi trường Mẫu giáo Quế Xuân 1 đến thăm trường Tiểu học Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: VVOB Việt Nam)
PHẦN 2: TÀI LIỆU HỖ TRỢ TẬP HUẤN
- 66 -
Học sinh Trường Mẫu giáo Phong Lan và học sinh Trường Tiểu học Đông Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam cùng chơi trò Ô ăn quan trong chuyến thăm của học sinh mầm non
đến trường tiểu học (Ảnh: VVOB Việt Nam)
Đối với hiệu trưởng trường tiểu học: có thể xây dựng kế hoạch đưa giáo viên dạy lớp
1 đến thăm trường mầm non để giáo viên lớp mầm non năm tuổi và giáo viên lớp 1 trao đổi với nhau về chương trình giáo dục mầm non năm tuổi và chương trình lớp 1 để hai bên hiểu rõ nội dung, phương pháp thực hiện chương trình ở mỗi cấp học, theo đó triển khai thực hiện đảm bảo tính hệ thống, nhất quán.
Hiệu trưởng trường mầm non và tiểu học có thể cùng nhau thực hiện:
− Tổ chức hội thảo chuyên đề về giai đoạn chuyển tiếp của trẻ, với sự tham gia của các bên liên quan (cán bộ, giáo viên trường mầm non, trường tiểu học, các chuyên gia, cha mẹ học sinh, đại diện cộng đồng).
− Trao đổi để thống nhất những hiểu biết cần thiết về giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ mầm non lên tiểu học, làm rõ trách nhiệm của từng bên trong việc hỗ trợ trẻ vượt qua các khó khăn của giai đoạn chuyển tiếp
− Tham mưu cho cấp trên để bổ sung qui định: trường mầm non cần có hồ sơ cá nhân của trẻ; hướng dẫn cách lập hồ sơ của trẻ; Trường tiểu học tiếp nhận và sử dụng hồ sơ này khi nhận trẻ vào lớp 1...
Chú ý khi lập kế hoạch:
Lập kế hoạch cho các hoạt động, trọng tâm là: xác định những căn cứ cụ thể cho mỗi loại kế hoạch; trên cơ sở mục tiêu mong đợi, lựa chọn đúng các công việc cần thực hiện để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học (đó là các hoạt động giúp trẻ
chuẩn bị về thể lực, phát triển trí tuệ, chuẩn bị về tình cảm - xã hội, chuẩn bị về ngôn ngữ,
chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết của hoạt động học tập...); tính toán các nguồn lực cần thiết cho mỗi công việc, xác định các biện pháp thực hiện phù hợp và sắp xếp theo tiến độ hợp lý.
- 67 -