II. QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON VÀ TIỂU HỌC ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP
1. Yêu cầu đổi mới quản lý trường mầm non và tiểu học
1.1. Nhận diện những thay đổi trẻ phải đổi mặt trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học lên tiểu học
Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học thực sự là quá trình tiếp nối những điều đã có được ở giai đoạn mầm non, tiếp tục phát triển và bổ sung những điểm mới ở giai đoạn tiểu học. Giai đoạn chuyển tiếp được hiểu là quá trình kéo dài từ 0-8 tuổi, chia ra làm nhiều giai đoạn: trước: 0-4 tuổi, trong: 5 tuổi – lớp 1, và sau: lớp 2 và lớp 3 10.
Chuyển tiếp là một quá trình mà những sự thay đổi xuất hiện đối với trẻ, những sự thay đổi này không phải là những thay đổi hoàn toàn mới mà là những thay đổi có sự thừa kế, giao thoa, có tính liên tục của những gì đang có và bổ sung thêm các yếu tố mới của môi trường mới và phát triển các yếu tố mới này. Trong giai đoạn chuyển tiếp, trẻ phải đối mặt với nhiều thay đổi. Có thể hình dung sự thay đổi của trẻ khi chuyển từ mầm non lên tiểu học theo các nội dung dưới đây
(i) Về tâm, sinh lý:
Nhiều nhà tâm lý học đã có những nghiên cứu về tâm lý học trẻ em và đưa ra kết luận: “Độ tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non”. Ở giai đoạn này, những cấu tạo đặc trưng của con người đã được hình thành. Với sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, những chức năng tâm lý của trẻ sẽ được hoàn thành về mọi phương diện hoạt động tâm lý để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người.
Trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Trẻ ≥6 tuổi ở tiểu học
-Tiếp tục phát triển thể chất nhưng chậm hơn; cơ quan vận động hoàn thiện
-Vỏ não phát triển; tư duy cụ thể phát triển, chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh, đồ vật....
-Tiếp tục phát triển, hoàn thiện về thể chất. Các cơ quan vận động hoàn thiện và củng cố;
-Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng; tư duy chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng;