Phương pháp đánh giá hoạt lực kháng khuẩn

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 74 - 80)

Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị tinh dầu nguyên chất của Ngải cứu ở ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp HCM Chuẩn bị 4 loại vi khuẩn: Salmonella typhimurium,

Staphylococcus aureus, E.coli, Shigella boydii.

Cân chính xác 100 mg thuốc kháng sinh Ampicillin cần thử, hoà tan vào 10 mL nước cất, nếu thuốc không tan trong nước thì hòa tan với DMSO, ta sẽ được nồng độ dung dịch mẹ 10 mg/mL. Dung dịch để bảo quản trong tủ lạnh.

Chuẩn bị môi trường

Thạch nền: sử dụng môi trường NA, pha NA vào nước cất sau đó hấp khử trùng 121oC, 1 atm, 15 phút. Để nguội đến khoảng 50oC đến 60oC sau đó đổ vào các đĩa petri đã tiệt trùng. Để nguội sau đó úp ngược đĩa petri lại.

Môi trường lỏng: sử dụng môi trường NB, pha 4 g NB vào 500 mL nước cất sau đó chia ra làm 5 lọ để hấp khử trùng 121oC, 1 atm, 15 phút. Để nguội đến nhiệt độ phòng sau đó cấy E.coli vào lọ số (1), Staphylococcus aureus vào lọ số (2), cấy Shigella vào lọ số 3, cấy Salmonella vào lọ số 4, còn lọ số (5) dùng để set máy. Sau đó mang đi lắc.

Chuẩn bị 20 ống nước muối sinh lý 0,9% hấp khử trùng 121oC, 1 atm, 15 phút.

Nguyên tắc

Các hợp chất kháng khuẩn có trong tinh dầu sẽ khuếch tán vào trong môi trường thạch và tác động lên các vi sinh vật chỉ thị. Nếu tinh dầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn thì sẽ xuất hiện vòng kháng khuẩn xung quanh đĩa giấy kháng sinh. Từ đó, xác định được hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu bằng đường kính vòng kháng khuẩn (mm).

Tiến hành

Lấy sinh khối vi khuẩn hòa vào ống nghiệm chứa 9 mL nước muối sinh lý vô trùng (NaCl 0,9%), lắc đều.

Lấy tăm bông vô khuẩn thấm vào huyền dịch vi khuẩn đã được hoạt hóa và đạt mật độ 106 CFU/mL lên mặt thạch NA và tiến hành cấy ria đều bằng tăm bông vô khuẩn. Sau đó nhúng 3 đĩa giấy kháng sinh có đường kính 6 mm vào từng nồng độ tinh dầu và đặt vào đĩa petri, làm tương tự với các đĩa petri còn lại theo từng độ pha loãng tinh dầu, nhúng đĩa kháng sinh Ampicillin ĐC vào đĩa petri ĐC, giữ yên trong vòng 1 giờ để tinh dầu và kháng sinh Ampicillin ĐC có thể khuếch tán vào môi trường thạch. Cuối cùng, các đĩa được đem ủ trong tủ ấm

37oC trong 24 giờ và tiến hành đọc kết quả thông qua việc đo đường kính vòng ức chế (mm).

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Đối với thạch đặt đĩa giấy kháng sinh: dùng thước đo vòng vô khuẩn (tính bằng mm) và chụp hình.

So sánh đường kính vòng vô khuẩn của tinh dầu với kháng sinh.

Phương pháp tính toán

Kết quả đường kính vòng vô khuẩn thu được qua 3 lần thí nghiệm lặp lại tính trung bình

Mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với dịch chiết được phân loại dựa theo đường kính vòng vô khuẩn: (Celikel và Kavas, 2008)

Đường kính vòng vô khuẩn < 8 mm: không nhạy Đường kính vòng vô khuẩn từ 9 – 14 mm: nhạy Đường kính vòng vô khuẩn 15 – 19 mm: rất nhạy Đường kính vòng vô khuẩn > 20 mm: cực nhạy

2.3. Quy trình sản xuất cao xoa tinh dầu Ngải cứu ở quy mô phòng thí nghiệm

Quy trình sản xuất được dựa theo công thức được công bố trong Bào chế và Sinh hóa dược của Trường Đại Học Y Dược Tp.HCM xuất bản năm 2005.

Cân nguyên liệu

Tá dược

lanolin)

Đun tan chảy nguyên liệu

Phối trộn chung với tinh dầu Ngải cứu

Khuấy đều đồng nhất nguyên liệu

Đổ hộp / khuôn

Để nguội

Cao xoa thành phẩm

Thuyết minh quy trình: Cân nguyên liệu

Việc cân nguyên liệu trong việc bào chế cao xoa là một việc rất quan trọng. Nó giúp cân chia đúng tỷ lệ của các nguyên liệu tránh sai xót trong các giai đoạn về sau. Khi đổ hộp/ khuôn sẽ tránh cho việc thất thoát nguyên liệu thành phẩm.

Nếu nói việc phối chế các nguyện liệu là chính thì giai đoạn cân nguyên liệu cũng là một quá trình không thể thiếu.

Nhờ cân nguyên liệu mà ta biết được tình trạng và trạng thái trước khi được đưa vào sản xuất để có đề xuất giải pháp kịp thời cho nguyên liệu.

Cân tá dược trước vì các tá dược là các hợp chất cao phân tử, khó tan nên việc lựa chọn cân tá dược trước là việc làm được ưu tiên. Các dược chất như menthol, long não rất dễ tan khi nhiệt độ môi trường thay đổi nên được chọn cân sau khi cân hoàn tất các loại tá dược.

Sau khi cân tá dược rồi thì đen đi đun cho tan chảy hết các thành phần có trong đó. Rồi mới tiến hành cân các dược chất sau.

Khi cân tránh việc đê nguyên liệu tiếp xúc quá nhiều với bề mặt của vật đựng nó. Vì có thể khi đun nguyên liệu dính trên thành vật liệu sẽ tiếp xúc nhiệt chậm hơn, lâu tan hơn.

Đun tan chảy nguyên liệu

Thành phần của cao xoa là những nguyên liệu dễ tan chảy nên phải cân nhắc việc đun thành phần nào trước để việc phối chế diễn ra một cách dễ dàng nhất.

Đun không được quá lâu chỉ tầm thừ 3 đến 5 phút đối với sản xuất vừa và nhỏ, còn khối lượng nguyên liệu lớn sẽ tùy thuộc vào công thức phối chể của nhà sản xuất. Không đun nguyên liệu quá lâu vì sẽ dẫn đến tình trạng “già hóa” hoặc “chín lố” nguyên liệu, làm cho thành phẩm cao sau khi sản xuất có mùi hăng khó chịu bởi các hợp chất cao phân tử bị oxy hóa.

Mục đích của việc đun nhằm làm tan chảy nguyên liệu ngoài ra còn khử bớt nước trong các thành phần tá dược làm cho sản phẩm sẽ bảo quản được lâu.

Phối trộn nguyên liệu, đồng nhất nguyên liệu

Khi hai thành phần nguyên liệu đã tan (tá dược, long não với menthol) thì ta tiến hành phối trộn chung với nhau và phối cùng các dược chất như tinh dầu Ngải cứu, Bạc hà,…

Quy trình phối chế phải diễn ra nhanh chóng tránh sự bay hơi của các loại tinh dầu và sự đông lại của sáp ong.

Khi hòa các nguyên liệu lại với nhau thì dùng đũa thủy tinh (quy mô phòng thí nghiệm) khuấy cho đồng nhất nguyên liệu. Thao tác cũng phải thật nhanh chóng.

Đổ thành phẩm vào hộp

Thực hiện đồng nhất nguyên liệu xong cũng là lúc đổ vào hộp thiết có khối lượng tịnh từ 3 đến 5 g.

Khi vừa đông thì cao có màu vàng hơi đục do màu của sáp ong tạo thành. Nếu muốn màu khác thì có thể sử dụng màu thực phẩm để tạo cao có màu như người bào chết mong muốn. Lúc này cao xoa vẫn chưa có thể sử dụng mà phải đợi từ 2 đến 3 phút cho cao đông lại hoàn toàn thì có thể sử dụng. Màu sắc của cao lúc này chuyển thành màu vàng nhạt, đục.

Đánh giá cảm quan sản phẩm

Phân tích sơ bộ chất lượng của cao xoa tinh dầu bằng cảm quan phương pháp thực hiện dựa theo tác giả Trần Vi Ngân (2017). Nghĩa là nghiên cứu những dấu hiệu bên ngoài như mùi, vị, màu sắc, độ trong suốt,...

Qua nghiên cứu những dấu hiệu bên ngoài này có thể phán đoán và đánh giá sơ bộ về chất lượng của cao tinh dầu và mục đích sử dụng cao tinh dầu.

Màu sắc và độ trong suốt:

Xác định màu sắc và độ trong suốt của cao tinh dầu bằng cách cho cao tinh dầu vào một cốc ống thủy tinh trong suốt không có màu có dung tích 20 mL, đun cho tan chảy, thỉnh thoảng lắc và quan sát rồi ghi nhận xét về tính chất, cường độ của màu và độ trong suốt (ví dụ: vàng nhạt, nâu sẫm,...). Nếu cao tinh dầu còn lợn cợn và không trong suốt chứng tỏ còn tạp chất và nước.

Mùi là một trong những biểu hiện bên ngoài quan trọng của cao tinh dầu. Mỗi một loại cao tinh dầu có một mùi đặc trưng. Dựa vào mùi có thể biết được chất lượng và mục đích sử dụng của nó.

Để xác định mùi, dùng đũa thủy tinh, lấy mẫu cao cho tờ giấy lọc hoặc bôi một ít vào mu bàn tay rồi ngửi cách chỗ có cao tinh dầu 20 – 30 mm, cứ 15 phút ngửi 1 lần trong một giờ.

Độ nóng:

Độ nóng là một biểu hiện bên ngoài đặc trưng quan trọng của cao tinh dầu. Mỗi một loại cao tinh dầu có độ nóng riêng. Để xác định độ nóng, dùng phương pháp bôi một ít vào mu bàn tay, để cảm nhận độ nóng. So sánh kết quả với cao đối chứng trong cùng 1 khoảng thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w