Escherichia coli (E.coli)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 47 - 48)

Hình 1.18. Vi khuẩn E.coli

E. coli là vi khuẩn Gram âm, hình que, kích thước trung bình 0,5 µm x 1 –

3 µm, di động bằng tiêm mao, không sinh bào tử, thường được tìm thấy trong đường ruột của người và các động vật máu nóng.

E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, là vi

khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi, có thể sống ở nhiệt độ 10 – 46°C, pH 5,5 – 8. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 37°C, pH thích hợp là 7 – 7,2.

Môi trường canh thang: Nuôi cấy sau 3 – 4 giờ vi khuẩn phát triển làm đục nhẹ môi trường, sau 2 ngày trên mặt môi trường có váng mỏng, những ngày sau vi khuẩn lắng xuống đáy ống.

Môi trường thạch thường: Nuôi cấy sau 8 – 10 giờ có thể nhìn thấy khuẩn lạc riêng rẽ, qua kính phóng đại, khuẩn lạc to dần, tròn lồi, hơi phồng, mặt nhẵn, bờ đều, đường kính khoảng 1,5 mm. Những ngày sau, khuẩn lạc chuyển thành màu xám xanh, giữa đục xám. Có thể thấy khuẩn lạc dạng R (xù xì) và M (nhầy)

Môi trường thạch EMB: E. coli có khuẩn lạc tròn, hơi lồi, bóng, có ánh kim tím.

E. coli lên men nhiều loại đường như glucose, galactose, lactose, xylose,

ramnose,… sinh acid và sinh hơi; indol dương tính, methyl đỏ dương tính, Voges Proskauer âm tính, citrat âm tính, urease âm tính, H2S âm tính.

E. coli đề kháng yếu, bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 55°C trong 1 giờ, 60°C

trong 30 phút và chết ngay ở 100°C. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài các chủng E. coli độc có thể tồn tại tới 4 tháng.

Bình thường E. coli sống trong ruột người không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu một số chủng trở nên gây bệnh. E. coli không những gây bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ mà còn có thể gây một số bệnh khác như viêm đường tiết niệu, viêm gan, viêm phế quản, viêm màng phổi,…

E. coli O157: H7 là chủng vi khuẩn gây tiêu chảy phổ biến. Ở vài bệnh

nhân vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong.

Chúng ta có thể bị nhiễm E. coli qua tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người và phân động vật, kể cả gia cầm vì thỉnh thoảng phân người và động vật xâm nhập vào ao, hồ, sông hay nói chung là nguồn nước sinh hoạt. Vi khuẩn có thể lan truyền từ người sang người, thông thường qua người không rửa tay sau khi đi vệ sinh. E. coli cũng có thể lan truyền từ tay đến các vật dụng trong nhà (Chi cục thú y TP. Hồ Chí Minh, 2012).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w