Hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu Ngải cứu thu được

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 103 - 106)

3.4.1. Hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu Ngải cứu thuđược bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Kết quả hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu Ngải cứu được thể hiện trong bảng 3.13 qua đường kính vùng ức chế

Bảng 3.13 Kết quả kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu Ngải cứu

(Phụ lục 3) *Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a, b,...) chỉ sự sai khác thống kê với p < 0,05.

Nhận xét và thảo luận

Sau 3 lần thực hiện kháng khuẩn của tinh dầu Ngải cứu đối với chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus ở nồng độ vi khuẩn 106 CFU/mL, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:

Ở nồng độ tinh dầu pha loãng tinh dầu nguyên chất: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là: 21,333 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm trong khoảng ≥ 20 mm. Đánh giá: cực nhạy (Celikel và Kavas,

2008).

Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1: đường kính vòng kháng khuẩn trung

Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-2: đường kính vòng kháng khuẩn trung

bình là: 12,667 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm trong khoảng từ 9 – 14 mm. Đánh giá: nhạy (Celikel và Kavas, 2008).

Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-3: đường kính vòng kháng khuẩn trung

bình là: 10,333 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm trong khoảng từ 9 – 14 mm. Đánh giá: nhạy (Celikel và Kavas, 2008).

Ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-4: đường kính vòng kháng khuẩn trung

bình là: 8,667 mm. Kết luận: đường kính vòng kháng khuẩn trung bình nằm trong khoảng từ < 8 mm. Đánh giá: không nhạy (Celikel và Kavas, 2008).

Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của kháng sinh Ampicillin đối chứng là 14 mm. Đánh giá: nhạy (Celikel và Kavas, 2008). Dựa vào bảng 3.13., kết quả nghiệm thức A1 có đường kính vòng kháng khuẩn rất lớn, đạt mức cực nhạy. Nghiệm thức A1 có vòng kháng nhạy hơn cả kháng sinh Ampicillin đối chứng được xét là có kết quả kháng khuẩn rất tốt. Ở các nồng độ pha loãng tinh dầu còn lại, kết quả cho thấy ở các nghiệm thức, đường kính vòng kháng khuẩn vẫn nằm ở mức rất nhạy và nhạy.

Nhìn chung, tinh dầu Ngải cứu trích ly từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cho kết quả kháng Staphylococcus aureus là rất tốt và tốt hơn cả kháng sinh đối chứng trên cả 4 nồng độ pha loãng.

Hình 3.9. Kết quả kháng Staphylococcus aureus a. Kết quả kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu Ngải cứu b. Kết quả kháng Staphylococcus aureus của đối chứng kháng sinh Ampicilin

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w