Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaCl bổ sung vào

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 83 - 87)

nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

NaCl chưng cất như sau: 0% (0g/450 mL nước cất), 5% (22,5 g/450 mL nước cất), 10% (45 g/450 mL nước cất), 15% (67,5 g/450 mL nước cất). Khi chưng cất, tinh dầu tạo với nước thành hệ nhũ tương, việc cho muối vào hỗn hợp chưng cất để tránh thất thoát tinh dầu dưới dạng nhũ, làm giảm độ tan của một số thành phần không phân cực có trong tinh dầu vào nước. Đồng thời sẽ tạo thành dung dịch điện ly dẫn đến tăng nhiệt độ sôi (tăng áp suất hơi) của nước. Lượng tinh dầu thu được có thể giảm theo sự tăng nồng độ của muối do khi ở nồng độ cao thì các lớp biểu bì ngoài chứa tinh dầu co lại, ngăn cản sự thoát tinh dầu ra ngoài.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaCl đến hàm lượng tinh dầu Ngải cứu thu được.

Nghiệm thức

(Phụ lục 2) *Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a, b,...) chỉ sự sai khác thống kê với p < 0,05.

H àm ợn g ti nh d ầu ( % ) 0,500 0,450 0,400 0,350 0,300 0,250 0,200 0,150 0,100 0,050 0,000 10; 0,446 15; 0,281 5; 0,230 0; 0,153

Hình 3.3. Đồ thị ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaCl đến hàm lượng tinh dầu Ngải cứu thu được bằng phương pháp chưng

cất lôi cuốn hơi nước

Khi chưng cất, tinh dầu tạo với nước thành hệ nhũ tương, việc cho muối vào hỗn hợp chưng cất để tránh thất thoát tinh dầu dưới dạng nhũ, làm giảm độ tan của một số thành phần không phân cực có trong tinh dầu vào nước. Đồng thời sẽ tạo thành dung dịch điện ly dẫn đến tăng nhiệt độ sôi (tăng áp suất hơi) của nước (W.F.Furter and R.A.Cook, 1967). Lượng tinh dầu thu được có thể giảm theo sự tăng nồng độ của muối do khi ở nồng độ cao thì các lớp biểu bì ngoài chứa tinh dầu co lại, ngăn cản sự thoát tinh dầu ra ngoài. Mặt khác, do làm tăng nhiệt độ sôi của nước nên việc thêm muối NaCl vào quá trình chưng cất không thể áp dụng cho những tinh dầu có nhiệt độ sôi thấp hoặc kém bền với nhiệt.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng (2011) khảo sát trên mẫu lá Ngải cứu già thu thập tại Quảng Nam đã cho kết quả thể tích tinh dầu thu được là 1,6 mL ở nồng độ NaCl là 10%, ở các mức nồng độ 15 và 20% lượng tinh dầu thu được không tăng thêm.

Dựa vào bảng 3.3, nhận xét ở nồng độ muối là 10% là nồng độ tối ưu nhất để trích ly tinh dầu Ngải cứu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w