Ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau đến thành phần và tính chất

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 26 - 28)

của tinh dầu Ngải cứu

Tinh dầu chứa trong thực vật có thành phần không cố định mà luôn thay đổi theo hướng phát triển của cây cũng như ảnh hưởng của những yếu tố khác.

Nguyên liệu chế biến và bộ phận dùng để chế biến

Mỗi loại cây tinh dầu, ở mỗi bộ phận chứa tinh dầu, có thành phần nhất định trong những điều kiện nhất định, các giống khác nhau thì thành phần tinh dầu cũng khác nhau. Trong cùng 1 cây nhưng lượng tinh dầu ở các bộ phận khác nhau, hàm lượng và thành phần cũng khác nhau (Lê Ngọc Thạch, 2003).

Phương pháp chế biến

Tùy thuộc vào phương pháp chế biến mà hàm lượng và thành phần cũng khác nhau. Tinh dầu nhận được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ít bị tạp hơn so với tinh dầu trích ly bằng dung môi bay hơi vì các thành phần tạp khác sẽ hòa tan vào nước (Lê Ngọc Thạch, 2003).

Hướng phát triển của cây

Trong thời gian cây sinh trưởng thành phần tinh dầu chịu hàng loạt các biến đổi và những chuyển hóa này có thể xác định thời kỳ mà cây tích tụ được nhiều tinh dầu nhất và có chất lượng cao nhất để thu hoạch và chế biến.

Tinh dầu tạo thành trong cây không phải có 1 lượng cố định mà biến đổi liên tục theo hướng phát triển của cây. Sự biến đổi này có xu hướng là càng ngày càng tích tụ nhiều những hợp chất có chứa oxy.

Trong các bộ phận khác nhau của cây, tinh dầu tạo thành và tích lũy không giống nhau mà luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau (Lê Ngọc Thạch, 2003).

Độ tươi

Nguyên liệu bị khô, dập, úng cũng ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng tinh dầu. Nên tránh để dồn đống nguyên liệu đưa đến sự phát nhiệt bên trong làm thối rữa nguyên liệu. Cần phơi héo nguyên liệu thích hợp, tốt nhất phơi héo trong bóng mát vì nếu nhiệt độ lên quá 40oC một số cấu phần trong tinh dầu sẽ bay hơi. Nhưng độ héo cũng ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng tinh dầu. Do đó, nếu để nguyên liệu héo trong một thời gian dài sẽ đưa đến giảm khối lượng tinh dầu chứa trong nguyên liệu. Mặt khác, việc này cũng sẽ dẫn đến một số cấu phần không bền trong tinh dầu bị phân hủy làm cho tinh dầu thu được không còn chất lượng tự nhiên. Do đó, trước khi ly trích tinh dầu, nguyên liệu cần được phơi héo, cần phải khảo sát hiệu suất và thành phần hóa học của tinh dầu theo thời gian để héo để biết cần để héo trong thời gian bao nhiêu lâu là thích hợp nhất (Phùng Thị Ái Hữu, 2012).

Độ sạch

Nguyên liệu càng sạch thì chất lượng tinh dầu thu được càng cao. Do đó khi ly trích cần phải làm sạch, loại bỏ bẩn, các đối tượng không phải nguyên liệu cần ly trích ra khỏi nguyên liệu, không được để lẫn vào (Phùng Thị Ái Hữu, 2012).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TINH dầu từ lá NGẢI cứu (ARTEMISIA VULGARIS l ), xác ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN và bước đầu tạo CAO XOA (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w