Chanh dây (chanh leo):

Một phần của tài liệu ĐỒ án PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm siro gấc – chanh dây (Trang 42 - 43)

- Về nội dung và kết quả nghiên cứu:

3.1.2.2. Chanh dây (chanh leo):

Trong vòng 4 năm, cây chanh leo nước ta có tốc độ tăng trưởng gấp 7 lần và mang về hơn 60 triệu USD mỗi năm.

Theo Cục Trồng trọt thống kê, đến năm 2019 tổng diện tích chanh leo cả nước ước đạt khoảng 10.500 ha, sản lượng quả tươi ước đạt hơn 222.000 tấn. Năng suất chanh leo bình quân cả nước đạt 20,32 tấn/ha, trong đó vùng Tây Nguyên đạt năng suất cao nhất, bình quân 26,1 tấn/ha (một số địa bàn năng suất cực cao, đạt trên 40 tấn/ha như Lâm Đồng, cá biệt có các mô hình đạt trên 70 - 100 tấn/ha). Tại phía Bắc, năng suất bình quân thấp hơn, như: Sơn La 10,1 tấn/ha, Nghệ An 17,3 tấn/ha.

Về giá trị xuất khẩu chanh leo, năm 2018 đạt khoảng 66 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2015 (19,5 triệu USD). Với giá trị tăng trưởng mạnh, cây chanh leo đã mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, tạo công ăn việc làm và mang lại nguồn lớn cho nhiều nông dân, doanh nghiệp.

Hiện nay, chanh leo là loại cây ăn quả có vị trí thứ 17 trong số các loài cây ăn quả có quy mô diện tích sản xuất lớn ở nước ta, chiếm các vị trí đầu là các loại cây như: Chuối, xoài, cam, bưởi, nhãn, thanh long, sầu riêng, vải, dứa, mít, chanh, na, chôm chôm, quýt, bơ, ổi và chanh leo, riêng cây chuối đạt hơn 140.000 ha.

Tây Nguyên được xác định là vùng sản xuất chanh leo chính của cả nước, với diện tích 7.351 ha, sản lượng hơn 191.000 tấn (chiếm 70% diện tích, 86% sản lượng so cả nước). Gia Lai là địa phương sản xuất chanh leo lớn nhất với hơn 3.000 ha, chiếm hơn 29% về diện tích, khoảng 38% về sản lượng, tập trung tại các huyện K’bang, Đăk Pơ, Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Prông, Ia Grai và TP.Pleiku.

Một phần của tài liệu ĐỒ án PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm siro gấc – chanh dây (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)