Chanh dây (chanh leo)

Một phần của tài liệu ĐỒ án PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm siro gấc – chanh dây (Trang 80)

- Về nội dung và kết quả nghiên cứu:

7.1.2. Chanh dây (chanh leo)

Chanh leo hay còn gọi là chanh dây, mắc mát, mát mát, lạc tiên hoa tía. Nó là một loài thực vật thân leo sống lâu năm. Chanh leo cùng họ với lạc tiên (Passifloraceae), chanh leo có các hoa lớn với các nhụy và nhị hoa to. Thân cây chanh leo có thể trơn nhẵn hoặc có lông tơ; dài, bò leo và có nhiều tua cuốn. Lá chanh dây hình chân vịt có 3 thùy mọc so le, kích thước 6–15 cm. Quả chanh dây mọng nhiều nước, cùi thịt hình ô van màu ánh vàng. Khi chín, quả có kích thước cỡ quả trứng gà. Khi quả còn xanh có màu xanh lục.

Bảng 13 Bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g phần ăn của chanh dây:

Thành phần Giá trị Thành phần Giá trị

Năng lượng 97 kcal Calci 13mg

Nước 75.1 g Photpho 64mg Protein 2.2g Sắt 1.6mg Chất béo 0.7g Magie 29 mg Carbohydrates 23.38g Natri 28mg Chẩt xơ 10.4g Kali 348 mg Tro 0.8g Kẽm 0.1mg Vitamin C 30mg Đồng 0.086 mg

Vitamin A 700 LC Acid béo no 0.059

Chanh dây rất giàu Vitamin C. Vitamin C chính là chất chống oxy hóa và chống viêm nhiễm. Do đó có thể giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.

Chanh dây cũng là loại hoa quả có nhiều chất xơ nên dễ gây no bụng. Hơn nữa, chất xơ rất tốt cho sức khỏe, nó có thể ngừa bệnh tim mạch vành. Ngoài ra còn giữ được lượng cholesterol. Chanh dây cũng giàu carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chanh dây cũng chứa nhiều chất sắt và kali. Ở những nước nhiệt đới, đôi khi chanh dây còn có vị ngọt, nên người ta thường dùng để làm nước ép giải khát và thanh nhiệt. Chanh leo có chứa thành phần gây ngủ và rất tốt để thư giãn, do đó nên uống chanh leo trước khi đi ngủ (như vậy giấc ngủ sẽ sâu hơn).

Một phần của tài liệu ĐỒ án PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm siro gấc – chanh dây (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)