Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 6 theo công văn 3280 (Trang 51 - 54)

lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những chuyển biến về xã hội, sự hình thành ba nền văn hóa lớn ở nước ta.

- Thời gian: 6 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan Câu 1. Nền văn hoá Đông Sơn là của người

A. Lạc Việt. B. Âu Lạc. C. Tây Âu. D. nguyên thuỷ.

Câu 2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa

nào?

1. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đồng Nai. B. Sa Huỳnh, Đồng Nai, Đông Sơn. C. Óc Eo, Sa Huỳnh. D. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn.

Câu 3. Nền văn hóa Đông Sơn là cơ sở để hình thành nên nhà nước nào sau này?

A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Vạn Xuân. D. Đại Việt.

Câu 4. Cư dân văn hoá Sa Huỳnh đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng gì?

A. Đá. B. Đồng. C. Sắt. D. Gỗ.

Câu 5. Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?

A. Nam làm nông nghiệp, săn bắt, đúc đồng , còn phụ nữ làm việc nhà, làm gốm, dệt vải...

B. Nam, nữ công việc làm như nhau.

D. Phụ nữ làm nông nghiệp, săn bắt, đúc đồng , còn nam làm việc nhà, làm gốm, dệt vải...

Câu 6. Xã hội có gì đổi mới?

A. Xã hội theo chế độ mẫu hệ. B. Xã hội theo chế độ phụ hệ.

C. Xã hội đã có sự phân lao động. D. Xã hội đã có sự phân chia giai cấp.

+ Phần tự luận

Câu 1. Nêu các biến chuyển chính về mặt xã hội.

- Dự kiến sản phẩm: + Phần trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 ĐA A D A B A B + Phần tự luận:... 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS nhận xét....

- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. Nhận xét về trình độ phát triển của nền sản xuất văn hóa Đông Sơn?

- Thời gian: 4 phút.

- Dự kiến sản phẩm: Trong thời kì này, công cụ bằng đồng rất phát triển, thay thế hẳn cho công cụ bằng đá. Con người thời kì văn hóa Đông Sơn đã biết dùng trâu bò để kéo cày trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra cuộc sống định cư lâu dài.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

Học bài cũ - Soạn bài 12 : NƯỚC VĂN LANG

+ Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước Văn Lang?

+ Nước văn Lang ra đời khi nào, ở đâu, do ai đứng đầu và đóng đô ở đâu? + Giải thích sơ đồ nhà nước Văn Lang?

***********************************

2. Kiểm tra 15'

Đề bài: Nghề nông trồng lúa nước được ra đời ở đâu và trong điều kiện nào? Theo em sự ra đời nghề nông trồng lúa có tầm quan trọng như thế nào?

Đáp án

- Nước ta là quê hương của nghề trồng lúa nước. - Địa điểm trồng lúa ở đồng bằng ven sông, ven biển.

- Đất phù sa màu mỡ -Đủ nước tưới, thuận lợi cho sinh hoạt. Con người có thể định cư lâu dài, cuộc sống no đủ hơn

Ngày soạn: ... Ngày giảng: ...

CHỦ ĐỀ VĂN LANGTiẾT 13,14 TiẾT 13,14 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh:

- Biết được điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang: sự phát triển sản xuất, làm thủy lợi và giải quyết các vấn đề xung đột.

- Biết được sơ lược về nước Văn Lang (thời gian thành lập, địa điểm) và tổ chức nhà nước Văn Lang, đời sống vật chất( nghề nông, các nghề thủ công, ăn, mặc, ở, đi lại) đời sống tinh thần (lễ hội, tín ngưỡng) của cư dân Văn Lang

- Đánh giá được công lao của Vua Hùng đã có công dựng nước . - Liên hệ với tình hình đất nước ta hiện nay.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng trình bày, kĩ năng giải thích, phân tích các vấn đề lịch sử. - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, liên hệ thực tế.

- Kĩ năng vẽ sơ đồ ( Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang).

3. Thái độ

- Giáo dục truyền thống yêu nước, trân trọng những công lao của các vua Hùng. - Có ý thức xây dựng và bảo vê đất nước ta hiện nay.

- Thấy được hạn chế của vua Hùng trong quá trình dựng nước, từ đó rút ra được bài học cho viêc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực

sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực đặc thù

+ Năng lực tái hiện quá trình dựng nước của vua Hùng.

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về quá trình dựng nước của vua Hùng.

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống: ý thức giữ gìn bảo vệ và xây dựng đất nước, nâng cao ý thức học tập, lao động để xây dựng và bảo vệ đất nước ta trong thời đại hiện nay.

c. Phẩm chất chủ yếu:

- Yêu nước: Các vua Hùng có công dựng nước.

- Nhân ái: Vua Hùng đã giải quyết các xung đột như cho sáp nhập các bộ lạc với nhau. - Chăm chỉ: Phát huy và giữ gìn các thành quả của các vua Hùng.

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 6 theo công văn 3280 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w