- Gợi mở, trực quan.
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
IV.TIẾN TRÀNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp học
2. Bài cũ: HS tự truy bài lẫn nhau về chiến thắng Bạch Đằng 3. Bài mới:
Gọi Hs : Em biết quê hương Nghệ An có những nét đẹp, truyền thống gì? Trên cơ sở trả lời của HS GV dẫn để giới thiệu bài.
1.NGHỆ AN TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THỜI VĂN LANG - ÂU LẠC.Hoạt động của GV & HS Kiến thức cần đạt Hoạt động của GV & HS Kiến thức cần đạt
HĐ nhóm: quan sát dữ liệu trong SGK em hãy cho biết Nghệ An chúng ta có phải là một trong những quê hương của người loài người không?
Hãy lấy các dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình.
Sự xuất hiện của các tộc người cổ trên đất Nghệ An có ý Nghĩa gì?
Gv cho HS quan sát hình ảnh Trống Đồng,vũ khí, trang sức bằng đồng ở Làng Vạc, Lò rèn sắt ở Nho Lâm.
Những hình ảnh trên nói lên điều gì?
Sự phát triển của nghề thủ công đúc đồng và nghề luyện sắt ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế và tình thần của Người Nghệ An?
1.Nghệ An thời tiền sử.
- Nghệ An là một trong những nơi có dấu tích của người vượn cổ: Hang Thẳm Ồm, Thẳm Bua, Đồng Bua ( Quỳ Châu)
- Người tối cố xuất hiện tại đồi Dùng, đồi Rạng ( Thanh Chương)... Tân Kỳ, Quỳnh Văn, Anh Sơn...
- Họ sống thành bầy đàn, chủ yếu sống bằng nghề hái lượm săn bắt.
- Bắt đầu hình thành nông nghiệp nương rấy và lúa nước
= Nghệ An là một trong những cái nôi của xã hội loài người ở Việt Nam
2. Nghệ An thời Văn Lang- Âu Lạc.
- Biết chế tác công cụ đá tinh xảo .
- Biết chế tác luyện công cụ lao động và nhạc cụ bằng Đồng. Tiêu biểu nhất giai đoạn hậu kỳ đồ Đồng( khoảng TK I – TCN) điển hình như Trống đồng làng Vạc...
- Phát triển Nghề luyện kim: Nghệ An- tiêu biểu là làng rèn sắt Nho lâm trở thành trung tâm luyện sắt của nước Văn Lang- Âu Lạc
Kinh tế chủ đạo:
- Nông nghiệp lúa nước
- Phát triển nhiều ngành thủ công khác: dệt vải , làm gốm, luyện kim...