Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 29 - 31)

3. Bố cục luận án

1.1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước

Có ít nghiên cứu trong nước về dao động tỷ giá hối đoái và các nghiên cứu được thực hiện rất mới như (Nguyễn Hoàng Oanh, 2016; Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Cẩm Nhung, 2017; Đặng Ngọc Biên, 2019).

(1) Nguyễn Hoàng Oanh và Nguyễn Hồng Ngọc (2016) nghiên cứu tác động của dao động tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng sản lượng và mức giá ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm với số liệu chuỗi thời gian theo năm giai

đoạn 1990-2014 của Việt Nam cho thấy phá giá tiền tệ ngoài dự kiến hay các cú sốc dương đối với tỷ giá sẽ có tác động tích cực tới tăng trưởng sản lượng.

(2) Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Cẩm Nhung (2017) ước lượng chuyển dịch biến động của tỷ giá hối đoái đến các mức giá nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2005- 2015. Nhóm tác giả sử dụng 310 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chi tiết ở mức độ HS-6 chữ số sau đó gộp vào 70 nhóm hàng chi tiết ở mức độ HS-4 chữ số thuộc 6 nhóm ngành hàng. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy dữ liệu mảng tác động cố định cho thấy đồng Nhân dân tệ (CNY) đã được sử dụng phổ biến trong thanh toán đối với nhóm ngành

hàng “quần áo, hàng may mặc phụ trợ” và “phụ tùng vận tải, máy kéo”. Đối với những nhóm ngành hàng còn lại, đồng đô la Mỹ (USD) được sử dụng phổ biến là đồng tiền thanh toán. Mức độ chuyển dịch biến động tỷ giá USD/VND đến giá nhập khẩu của Việt Nam là tương đối cao đối với một số mặt hàng cụ thể.

(3)Đặng Ngọc Biên (2019) sử dụng mô hình chênh lệch lãi suất thực (mô hình RID) để xác định các nhân tố tác động đến biến động của tỷ giá hối đoái, so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo mô hình ở một số nước châu Á có quan hệ kinh tế gần giống với Việt Nam. Sau đó, công cụ phân tích thống kê tính toán các kết quả, so sánh và mô hình Tự hồi quy tích hợp Trung bình trượt (mô hình ARIMA) được sử dụng để dự báo các chỉ số tương lai của các nhân tố quan trọng nhất là tỷ giá trung tâm và mức cung tiền của Việt Nam cho năm 2019. Một số nghiên cứu khác về tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại như:

(4) Nguyễn Thị Hiền (2011) phân tích thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, giúp bình ổn tỷ giá trên thị trường ngoại hối.

(5) Đặng Thị Huyền Anh (2012) xem xét nghiên cứu tác động tỷ giá thực đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1992 đến nay, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong luận án tác giả đã tìm ra những yếu tố gây nhiễu làm giảm hiệu quả của tác động của tỷ giá thực đến cán

cân thương mại. Tuy nhiên, tác giả chỉ đưa vào nghiên cứu 5 quốc gia và khu vực Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Châu Âu và Hoa Kỳ để tính toán chỉ số tỷ giá thực đa phương và hệ số co giãn cầu xuất nhập khẩu của Việt Nam. Mà kể từ năm 1992 đến nay, thế giới cũng như Việt Nam đã chứng kiến nhiều thay đổi, nhiều quốc gia khác trên thế giới ngoài 5 quốc gia và khu vực trên trở thành những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.

(6) Hoàng Thị Lan Hương (2013) tác giả bổ sung thêm biến “Chỉ số giá hàng hoá nhập khẩu” vào mô hình phân tích để thấy rõ tác động của tỷ giá hối đoái đến giá cả hàng hoá nội địa. Tác giả tính tỷ giá thực đa phương lấy năm 2005 làm gốc và sử dụng dữ liệu của 20 quốc gia lựa chọn cho vào rổ tiền tệ. Tác giả điều chỉnh hệ số co giãn cầu xuất nhập khẩu với số liệu cập nhật. Ngoài biến độc lập là tỷ giá, hàm cầu xuất nhập khẩu được bổ sung chỉ số giá XNK và thu nhập thực tế nhằm thấy rõ nét tác động của tỷ giá hối đoái đến quy mô xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 29 - 31)