Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam từ nay tới 2030

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 140 - 144)

3. Bố cục luận án

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam từ nay tới 2030

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều khát vọng. Với những chiến lược phát triển kinh tế đưa ra làm kim chỉ nam cho nền kinh tế tiến bước. Cụ thể như trong Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam tầm nhìn tới 2035. Huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu (Chính phủ, 2014).

Đối với ngành nông nghiệp thì đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu (Chính phủ, 2019).

Trong Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển về ngành dịch vụ như dịch vụ du lịch. Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững (Chính phủ, 2020).

Theo Báo cáo toàn văn của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII có nêu ra chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm

vụ, trong đó: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

+ Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

+ Đến năm 2030: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

+ Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Như theo báo cáo Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới đưa ra khát vọng chung của Việt Nam được xác định:

- Một xã hội thịnh vượng, có thu nhập ở mức trung bình cao của thế giới. Tiềm lực và vị thế của quốc gia được nâng cao. Nền kinh tế thị trường được dẫn dắt bởi khu vực tư nhân, có năng lực cạnh trah cao và hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Các ngành kinh tế hiện đại và kinh tế tri thức được phát triển trong mạnh lưới các đô thị hiện đại kết nối tốt và hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng.

- Một xã hội hiện đại, sáng tạo và dân chủ với vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển trong tương lai. Trọng tâm là hình thành một môi trường mở và tự do để khuyến khích mọi công dân học hỏi và sáng tạo. Mọi người dân được đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển và được tự do theo đuổi nghề nghiệp, đồng thời phải hoàn thành trách nhiệm của mình mà không coi nhẹ lợi ích của dân tộc và cộng đồng.

Nhận định về tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương:

Xu hướng tham gia chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu vẫn đang diễn ra do vậy Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội để tham gia và đóng vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Một đặc điểm quan trọng của kỷ nguyên công nghiệp hiện nay là các hệ thống kinh doanh đang được hình thành trong bối cảnh phân công lao động rất chi tiết và biến đổi nhanh chóng trên toàn cầu và trong khu vực. Điều trở thành phổ biến hơn là giá trị cho một sản phẩm được tăng

thêm tại hai hoặc nhiều nước trong khi đưa vào sử dụng cuối cùng, và điều này đã thúc đẩy sự phát triển thương mại hàng hoá trung gian và dịch vụ, và làm tăng tỷ trọng nhập khẩu trong xuất khẩu của các nước tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam có thể chuyên môn hoá và các chức năng kinh doanh hẹp trong chuỗi giá trị gia tăng, như sáng tạo hoặc chế tác. Chính sách công nghiệp ở Việt Nam phải khớp với những quyết định mang tính chiến lược của các công ty lớn, các nhà cung cấp toàn cầu về cách tổ chức sản xuất toàn cầu, về chức năng kinh doanh nào phải phân chia ra và thuê ngoài hoặc chuyển hoạt động ra ngoài, và những địa điểm nào có ý nghĩa. Quyết định thuê ngoài và chuyển hoạt động ra ngoài là những quyết định mang tính chiến lược do hội đồng quản trị và các nhà quản lý đưa ra. Điều cần lưu ý và thận trọng hơn là mặc dù chuỗi giá trị toàn cầu có thể đẩy nhanh phát triển nhưng chúng cũng có thể ngăn cản các doanh nghiệp trong nước chuyên về lắp ráp và tham gia vào đổi mới, tạo ra ngành công nghiệp mới có lợi nhuận cao, cũng như ngăn cản người lao động tham gia vào những công việc được trả lương cao, có công nghệ phức tạp và đòi hỏi phải có trí tuệ. Phát triển thành công trong thời đại công nghiệp hiện nay sẽ phụ thuộc vào việc các doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách có thể hiểu được một cách nhanh chóng và đúng đắn các động thái mới nổi lên trong nền kinh tế toàn cầu, nắm bắt được những cơ hội ở cách ngách thị trường đầy hứa hẹn. Như vậy, trong khi giữ phân phúc ngách cho ngành lắp ráp, Việt Nam vẫn có thể chuyển sang sản xuất các mặt hàng có khả năng sinh lời. Điều này đòi hỏi phải thúc đẩy và phát triển các doanh nghiệp tư nhân có năng lực cạnh tranh có khả năng thiết lập mối liên kết sản xuất với các doanh nghiệp FDI và cung cấp cho các doanh nghiệp đó những sản phẩm trung gian để lắp ráp. Cuối cùng, khi các doanh nghiệp Việt Nam đạt được trình độ và khả năng cạnh tranh toàn cầu cao hơn, Việt Nam nên tìm kiếm sự xuất hiện của một vài doanh nghiệp đầu đàn để đứng đầu trong chuỗi giá trị của mình. Cải thiện kết nối

thương mại, các công ty tham gia vào chuỗi giá trị cần có khả năng dịch chuyển hàng hoá trong lãnh thổ Việt Nam và qua biên giới một cách hiệu quả về chi phí và đáng tin cậy, để giữ cho chi phí lưu kho thấp và tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của các công ty dẫn đầu về thời gian giao hàng.

- Một nhà nước pháp quyền hiệu quả và đảm bảo trách nhiệm giải trình. Ranh giới hoạt động của nhà nước và xã hội, của nhà nước và thị trường được phân định rõ. Nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản của mình một cách hiệu quả. Nhà nước thiết lập các thể chế xã hội vững mạnh nhằm đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, tăng cường trách nhiệm giải trình.

- Quốc hội bao gồm các đại biểu chuyên trách với trình độ chuyên môn cao và có khả năng tự chủ về thể chế để đại diện cho nhân dân, thực hiện giám sát về hành pháp; phê chuẩn và ban hành các bộ luật có chất lượng.

- Một xã hội văn minh, trong đó mỗi người dân và mỗi tổ chức chính trị xã hội được bình đẳng trước pháp luật. Nền tảng của xã hội đó là một xã hội có tổ chức xã hội của người dân vững mạnh và đa dạng có thể thực hiện các quyền cơ bản, trong đó có quyền dân chủ trực tiếp của người dân, quyền tiếp cận thông tin và lập hội.

- Một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng các quốc gia trên toàn cầu, tham gia xây dựng các liên minh toàn cầu và hoàn thành các trách nhiệm toàn cầu, hướng tới hoà bình, an ninh và chủ động tìm kiếm các cơ hội hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.

- Một môi trường bền vững trong đó sẽ đảm bảo chất lượng không khí, đất và nước. Việt Nam sẽ lồng ghép vấn đề hình thành khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu vào quy hoạch kinh tế, chính sách xã hội và đầu tư hạ tầng để giảm thiểu rủi ro về biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng sẽ phát triển các nguồn năng lượng đa dạng, sạch và an toàn.

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w