Cơ chế và hướng tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 69 - 72)

3. Bố cục luận án

2.2.1.Cơ chế và hướng tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân

2.2. Mối quan hệ giữa dao động tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại

2.2.1. Cơ chế và hướng tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cânthương mại thương mại

Dao động tỷ giá hối đoái phụ thuộc rất nhiều vào sự thiết lập cơ chế bảo hiểm rủi ro. Nó tác động tới hành vi của doanh nghiệp dựa trên quan điểm của doanh nghiệp đó. Nó sẽ khiến cho doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, nhập khẩu hay không có phản ứng. Do vậy, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc gia sẽ biến động và tác động đến cán cân thương mại.

Sự tồn tại của việc phòng vệ ngoại tệ cho phép các doanh nghiệp phân tán rủi ro tỷ giá. Điều này có thể giảm nhẹ tác động tiêu cực tiềm tàng của dao động tỷ giá hối đoái đối với thương mại quốc tế.

Trong khi đó, sự gia tăng rủi ro tỷ giá có thể có tác động tiêu cực hoặc tích cực lên khối lượng thương mại. Sự ảnh hưởng của thu nhập đối với những biến động xấu của tỷ giá có thể dẫn đến mối quan hệ tích cực giữa thương mại và sự dao động tỷ giá. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái làm tăng lợi ích cận biên dự kiến của doanh thu xuất khẩu và do đó thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu. Từ đó giúp cải thiện cán cân thương mại.

Tác động của dao động tỷ giá đến cán cân thương mại cũng phụ thuộc vào thái độ đối với rủi ro của doanh nghiệp. Nếu nhà xuất khẩu ngại rủi ro, họ sẽ lo ngại về doanh thu giảm do biến động tỷ giá hối đoái. Do đó có thể xuất khẩu nhiều hơn khi rủi ro cao hơn để bảo vệ doanh thu. Mặt khác, với những doanh

nghiệp ưa thích rủi ro thì họ có thể không thực hiện phòng vệ. Và vì vậy sẽ không có tác động của dao động tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đó (Arize A., 1995).

Các mô hình lý thuyết và thực nghiệm kiểm tra sự biến động của mối quan hệ và thương mại cho thấy dao động tỷ giá hối đoái có thể tác động theo hướng tích cực, tiêu cực hoặc chưa rõ ràng đến cán cân thương mại (Ethier W., 1973; Koray K. và Lastrapes W. D., 1989; Asseery A. và Peel D. A., 1991; Franke G., 1991; Sercu P. và Vanhulle C., 1992; Mc Kenzie M., 1999; Sauer C. và Bohara A. K., 2001).

Kết quả chính của phân tích lý thuyết bao gồm ba vấn đề. Một là, tăng dao động tỷ giá hối đoái làm tăng chi phí chịu rủi ro của công ty khiến giảm giao dịch nếu công ty không có một công cụ đủ để tạo cơ hội phòng ngừa rủi ro trong thị trường tương lai (Ethier W., 1973; Hooper P. và Kohlhagen S., 1978). Hai là, nếu dao động tỷ giá hối đoái làm giảm lợi nhuận trong tương lai, công ty có thể cố gắng bù đắp bằng cách tăng sản lượng và bán hàng, dẫn đến gia tăng số lượng lớn các giao dịch thương mại (Franke G., 1991; Sercu P. và Vanhulle C., 1992). Ba là, tác động của dao động tỷ giá hối đoái đối với thương mại phụ thuộc vào sự tương tác giữa nhiều biến số khác nhau nên kết quả cuối cùng là không xác định (Mc Kenzie M., 1999).

Như vậy có nhiều kết quả lý thuyết đưa ra và dường như không có sự đồng thuận nào về mối quan hệ lý thuyết giữa dao động tỷ giá hối đoái và thương mại.

Những mô hình lý thuyết này dẫn đến các kết quả khác nhau tùy thuộc vào các giả định được sử dụng, chuỗi thời gian nghiên cứu và các yếu tố khác.

Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định tỷ giá hối đoái thường được cam kết cố định với một đồng ngoại tệ hoặc một rổ tiền tệ, dao động của tỷ giá trong biên độ đã định trước. Điều này góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế. Bởi giá trị đồng tiền ổn định là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lên kế hoạch

và định giá sản phẩm xác thực hơn, qua đó làm giảm chi phí giao dịch và rủi ro tỷ giá hối đoái.

Tuy nhiên, mức độ dao động của tỷ giá trong biên độ đã định trước chưa hẳn góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế. Nếu đứng trên lập trường những người thích rủi ro thì việc tỷ giá biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cũng sẽ là một nhân tố gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong chế độ tỷ giá thả nổi không có tỷ giá mục tiêu, tỷ lệ biến động của tỷ giá là không chắc chắn và không dự đoán được. Khi thị trường tài chính quốc tế ngày càng hội nhập sâu rộng hơn thì dao động tỷ giá càng mạnh. Tỷ giá dao động mạnh dẫn đến sự mất ổn định và xu hướng tỷ giá trong tương lai sẽ trở nên không chắc chắn. Điều này sẽ tạo ra nhiều rào cản đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch và định giá, từ đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và đầu tư quốc tế.

Trong trường hợp dao động tỷ giá hối đoái tăng lên khi chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi khiến các doanh nghiệp xuất khẩu ngại hoặc bàng quan với rủi ro sẽ giảm khối lượng xuất khẩu. Nó sẽ không kích thích tăng cán cân thương mại và dòng vốn đầu tư. Sự không chắc chắn về tỷ giá đề cập đến một trạng thái nghi ngờ về tỷ giá tương lai của các ngoại tệ. Điểm chính ở đây đó là thời gian và mức độ thay đổi của tỷ giá hối đoái không thể dự đoán một cách có hệ thống bởi các yếu tố của nền kinh tế. Nhưng nếu có mô hình thực nghiệm về hành vi tỷ giá hối đoái thì sẽ đo lường được sai lệch tỷ giá hối đoái. Từ đó có thể chỉ ra chính xác nhất về dao động của nó.

Tuy nhiên, đứng trên một lập trường khác đối với các nước có thị trường tài chính phát triển thì rủi ro tỷ giá có thể được phòng vệ thông qua thị trường kỳ hạn và các công cụ phái sinh khác. Khi sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng hoán đổi ngoại tệ thì doanh nghiệp có thể khóa chặt tổn thất do rủi ro tỷ giá gây ra ở mức chấp nhận được. Như vậy rủi ro do tỷ giá hối đoái không gây ra cú sốc đến lợi nhuận của doanh

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 69 - 72)