Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 31 - 32)

3. Bố cục luận án

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Từ những tổng quan nghiên cứu trên cho thấy trên thế giới đã có các nghiên cứu về dao động tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động thương mại được thực hiện ở nhiều phạm vi và khoảng thời gian khác nhau nhưng chưa nghiên cứu về Việt Nam. Đối với những nghiên cứu ở trong nước đã có những nghiên cứu về dao động tỷ giá hối đoái nhưng chưa có nghiên cứu về dao động tỷ giá thực đa phương của VND từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2019 và sử dụng mô hình ARCH để đo lường dao động tỷ giá. Những công trình nghiên cứu về cán cân thương mại cũng được thực hiện nhưng chưa cập nhật từ năm 2000 cho đến năm 2019. Hiện cũng chưa có nghiên cứu nào về tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam cho giai đoạn 2000-2019.

Do vậy, khoảng trống nghiên cứu là luận án xem xét tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại phạm vi là Việt Nam. Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình ARCH để ước lượng dao động tỷ giá hối đoái thực

đa phương của Việt Nam theo quý giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2019. Và nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS để đánh giá tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam bằng cách xem xét biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và biến độc lập là dao động tỷ giá hối đoái thực đa phương, thu nhập trong nước, thu nhập nước ngoài, tỷ giá thực đa phương và điều kiện thương mại.

Việc xác định tỷ giá hối đoái thực đa phương dựa trên rổ tiền tệ của 18 đối tác thương mại chính của Việt Nam như Anh, Ấn Độ, Canada, Đức, Indonsia, Italy, Hongkong, Hàn Quốc, Liên Bang Nga, Malaysia, Mỹ, Nhật, Singapore, Pháp, Phillipine, Thái Lan, Trung Quốc, Úc và giá trị được tính theo quý với nguồn dữ liệu được thu thập từ Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund- IMF).

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w