Lựa chọn mô hình

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 73 - 76)

3. Bố cục luận án

2.3.1.Lựa chọn mô hình

Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến dòng thương mại. Hooper P. và Kohlhagen S. (1978) đã phát triển mô hình cung cầu của thị trường giao dịch hàng hóa giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu với giả định tối đa hóa lợi ích. Lợi nhuận kỳ vọng sẽ tác động tích cực tới cung cầu của thị trường. Nếu dao động tỷ giá là nguồn rủi ro duy nhất trong nền kinh tế, thì cả cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu sẽ giảm. Giả định vị thế thuộc về bên xuất khẩu, Hooper P. và Kohlhagen S. (1978) đưa ra phương trình cân bằng của giá trị và khối lượng xuất khẩu là một hàm phi tuyến của thu nhập nước ngoài, chi phí sản xuất, giá của đối thủ cạnh tranh, năng lực của doanh nghiệp, tỷ giá hối đoái và dao động tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp nếu

nhà xuất khẩu có ít hoặc không có vị thế bán thì nguồn cung xuất khẩu có độ co giãn cao, lượng xuất khẩu được xác định phụ thuộc vào các yếu tố thu nhập nước ngoài, khả năng cạnh tranh giá xuất khẩu và dao động tỷ giá hối đoái.

Theo nghiên cứu thực nghiệm của Sauer C. và Bohara A. K. (2001) đã xem xét tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến dòng thương mại của 96 quốc gia bao gồm cả quốc gia phát triển, đang phát triển trên thế giới. Biến xuất khẩu trong dài hạn được xác định bằng một hàm phụ thuộc và có quan hệ cùng chiều với biến thu nhập thực tế nước ngoài, ngược chiều với biến giá xuất khẩu tương đối và biến dao động tỷ giá hối đoái. Trong đó giá xuất khẩu tương đối có thể được đo bởi tỷ giá thực đa phương (REER) và/ hoặc điều kiện thương mại (ToT). Nếu REER tăng sẽ làm giảm chi phí sản xuất hàng hóa trong nước khiến tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, kết quả là xuất khẩu tăng. Biến điều kiện thương mại ToT được tính bằng tỷ lệ giá xuất khẩu chia giá nhập khẩu.

Phù hợp với phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của dao động tỷ giá đến cán cân thương mại và dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến cán cân thương mại. Theo đó:

Tỷ giá thực đa phương bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại nên nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. Như vậy, nhân tố lạm phát trong nước và nước ngoài đã được phản ánh trong tỷ giá thực đa phương. Do đó, sử dụng tỷ giá thực đa phương giúp xem xét rất tốt vị thế cạnh tranh của quốc gia so với các nước bạn hàng. Và cũng cho biết được sức cạnh tranh của quốc gia có được cải thiện qua các thời kỳ không. Do vậy nên nội dung nghiên cứu lựa chọn đây là một biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.

Yếu tố về giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu, tốc độ tăng giá hàng hóa xuất khẩu so với giá nhập khẩu được đánh giá thông qua biến điều kiện thương mại. Bởi điều kiện thương mại được xác định bằng tỷ số giữa chỉ số giá hàng xuất khẩu so với chỉ số giá hàng nhập khẩu.

Yếu tố về thu nhập của người không cư trú được đánh giá thông qua biến thu nhập nước ngoài.

Yếu tố về thu nhập quốc dân được đánh giá bằng biến thu nhập quốc dân. Yếu tố về dao động tỷ giá hối đoái được đánh giá bằng biến dao động tỷ giá hối đoái thực đa phương.

Vì vậy, luận án đưa ra phương trình hàm thương mại như sau: X = f (Y foreign, REER, VOl, ToT) (1) và M = g (Y domestic, REER, VOl) (2)

Trong đó X, M là giá trị xuất khẩu, giá trị nhâp khẩu; Y foreign là thu nhập nước ngoài của nhóm nước đối tác thương mại, Y domestic là thu nhập quốc dân; REER là tỷ giá thực đa phương; VOl là dao động tỷ giá thực đa phương (được đo lường bằng cách ước lượng theo mô hình ARCH); ToT là điều kiện thương mại (trong mô hình nền kinh tế thế giới nhiều hơn 2 quốc gia và 2 sản phẩm thì ToT là tỷ số giữa chỉ số giá hàng xuất khẩu với chỉ số giá hàng nhập khẩu).

Để điều tra mối quan hệ này trong mô hình của luận án, hàm thương mại trong mô hình đơn giản sẽ được thay đổi thành phương trình tuyến tính sau: logXt = β10 + β11logrGDPt, foreign + β12VOLt + β13logREER + β14ToT+ εt (3) và logMt = β20 + β21logrGDP t, domestic + β22VOLt + β23logREER+ εt (4)

Trong đó logXt là logarit của giá trị xuất khẩu; logMt là logarit của giá trị nhập khẩu; logrGDP t, foreign là logarit của thu nhập thực nước ngoài được xác định căn cứ theo trọng số của giá trị thực của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia thương mại lớn nhất với quốc gia nghiên cứu; biến logrGDPt, domestic

là logarit của thu nhập thực trong nước; ToT là điều kiện thương mại; VOLt là giá trị dao động tỷ giá hối đoái thực đa phương và εt là phần dư; logREER là logarit của tỷ giá thực đa phương.

- Các giả thuyết nghiên cứu:

+ Lý thuyết kinh tế cơ bản cho thấy thu nhập từ nước ngoài có tác động đáng kể đến xuất khẩu trong nước, do đó tăng thu nhập từ nước ngoài (Y foreign) có thể sẽ

dẫn đến sự gia tăng nhu cầu xuất khẩu trong nước. Do đó giả thuyết là β11 > 0. + Giá trị nhập khẩu vào trong nước có liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Bởi giả định là nền kinh tế tăng trưởng tốt thì người dân có xu hướng nhập khẩu, tiêu dùng hàng hóa nước ngoài hơn. Do đó giả thuyết là β21>0.

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 73 - 76)