Một số kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 127 - 129)

3. Bố cục luận án

3.4.1.Một số kết quả đạt được

1) Cán cân thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực.

Giá trị của cán cân thặng dư liên tục từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2019. Tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của giá trị nhập khẩu. Từ cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là gia công, sản phẩm thô, tài nguyên khoáng sản thì hiện có sự chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Bên cạnh đó, gia tăng khai thác mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động trong nước. Chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu, tăng tỉ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới trong kim ngạch xuất khẩu.

2) Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010.

Mức tăng trưởng đạt bình quân 17,42%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên 2,4 lần (GDP tăng bình quân 7,21%/năm), vượt mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 đã đề ra.

Việt Nam càng ngày tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Có sự thay đổi lớn về cơ cấu xuất khẩu Việt Nam. Cơ cấu chuyển sang các mặt hàng công nghiệp chế biến, linh kiện điện tử.

3) Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu đã có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây.

Mặc dù giá trị kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng nhưng tốc độc tăng có xu hướng giảm và thấp hơn tốc độ giảm của giá trị xuất khẩu. Hơn nữa kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng mà tỷ trọng của nhóm nguyên vật liệu lại giảm cho thấy khả năng đáp ứng phần nào của nguyên, nhiên, vật liệu trong nước cho đầu vào sản

xuất. Điều này sẽ là một tín hiệu tốt trong ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã phần nào đáp ứng cho hoạt động sản xuất trong nước.

4) Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng trở nên đa dạng hơn.

Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á. Thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Châu Âu ngày càng được mở rộng với việc ký kết hiệp định thương mại tự do với khu vực này.

5) Hoạt động đầu tư của khu vực FDI vào thị trường trong nước gia tăng, tạo ra các cụm, khu công nghiệp trên cả nước.

Trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu sau đại dịch như hiện nay thì dự báo hoạt động FDI vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Làm giảm bớt cho sự thâm hụt cán cân thương mại gây ra bởi nhập siêu khu vực doanh nghiệp trong nước.

6) Hàng hóa Việt Nam có lợi thế thương mại hơn so với các nước đối tác.

Diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND biến động theo chiều hướng tăng tỷ giá trong cả giai đoạn 2000-2019. Tuy nhiên chỉ số tỷ giá thực đa phương của VND lớn hơn 1 trong những giai đoạn gần đây và dự báo tăng tiếp trong tương lai. Do đó thì hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế thương mại hơn giúp kích thích thặng dư cán cân thương mại trong thời gian tới. Việc điều tiết tỷ giá hối đoái của NHNN theo hướng nới lỏng và theo sát diễn biến thị trường vẫn là hành động đúng đắn.

Bên cạnh đó, từ định lượng cho thấy việc tăng ToT có lợi vì Việt Nam cần xuất khẩu ít hơn để mua vào một số lượng nhập khẩu nhất định. Giá hàng hóa của Việt Nam có cạnh tranh với giá hàng trên thế giới. Trong trường hợp giá

hàng hóa thế giới giảm thì giá hàng hóa xuất khẩu giảm ít hơn so với giá hàng hóa nhập khẩu.

7) Dao động tỷ giá thực đa phương VND có tác động tích cực và mạnh đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Kết quả thực nghiệm chỉ ra nếu dao động tỷ giá thực đa phương VND tăng lên 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng lên 6,99%. So với tác động của các biến độc lập khác thì mức tác động này là mạnh nhất. Như vậy, việc điều tiết tỷ giá hối đoái trong thời gian qua của NHNN là phù hợp với việc nới lỏng tỷ giá hối đoái mang lại tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.

8) Dao động tỷ giá đa phương của VND có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện và mức tác động khá mạnh.

Đây là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất hiện nay của Việt Nam. Kết quả ước lượng về hướng và mức độ tác động đều tốt. Nếu dao động tỷ giá tăng thêm 1% thì giá trị xuất khẩu nhóm ngành hàng này sẽ tăng thêm 18,579%.

9) Thu nhập trong nước, thu nhập nước ngoài, điều kiện thương mại, tỷ giá hối đoái thực đa phương cũng có những tác động tích cực nhất định đến giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.

Như vậy, việc phát triển mở rộng thị trường thế giới trong những giai đoạn qua là hợp lý. Phần nào giúp cải thiện được cán cân thương mại. Thu nhập nước ngoài của các quốc gia đối tác tăng tác động tăng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh việc mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu ra thế giới thì thị trường trong nước vẫn cần được chú trọng quan tâm. Nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm của thị trường trong nước hiện nay khá cao.

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 127 - 129)