Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 34 - 39)

3. Bố cục luận án

1.2.4.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án

1.2.4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu đề tài

Cán cân thương mại (TB) là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế và nó có tính động rất cao. Việc lập cán cân là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì. Sự biến động của TB do tác động bởi nhiều nhân tố trong đó có tỷ giá hối đoái. Do đó, nghiên cứu đề tài luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu ở góc độ của NHNN trên cơ sở cách tiếp cận của kinh tế phát triển nhằm tìm ra các giải pháp để cải thiện và duy trì trạng thái thặng dư

của cán cân thương mại. Trên cơ sở đó thì nghiên cứu đề tài luận án cũng đánh giá một cách độc lập để xem xét dao động tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến cán cân thương mại hay không bằng nghiên cứu định lượng. Từ đó có thể đưa ra những kiến nghị để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

1.2.4.2. Khung phân tích của luận án

Để thực hiện mục tiêu và các nội dung nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản để phân tích sự dao động của tỷ giá hối đoái thực đa phương và tác động của nó đến giá trị xuất khẩu. Từ đó tìm ra quy luật vận động giữa chúng.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như phương pháp phân tích tổng hợp, logic, lịch sử, thống kê, so sánh đối chiếu tổng kết từ thực tiễn…để hệ thống hóa các vấn đề lý luận, đánh giá mức độ dao động tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến cán cân thương mại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: luận án vận dụng và xây dựng mô hình OLS để phân tích tác động của dao động tỷ giá thực đa phương VND đến cán cân thương mại Việt Nam. Đây là mô hình phù hợp để xem xét tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc và tìm ra các hàm ý chính sách.

Dựa trên việc nghiên cứu lý luận về dao động tỷ giá hối đoái, các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Luận án xem xét cơ sở khoa học về tác động của dao dộng tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại. Từ đó, lựa chọn mô hình và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu trong luận án. Bằng việc khảo sát thu thập số liệu từ các cơ quan như Tổng cục Thống kê, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nghiên cứu thực hiện tính toán, ước lượng đánh giá tác động của dao động tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam. Xem xét dựa trên các định hướng phát triển chung của Việt Nam, luận án đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm cải thiện trạng thái cán cân thương mại của Việt Nam. Khái quát về phương pháp và quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án được minh họa theo sơ đồ sau:

Nghiên cứu lý luận về dao động tỷ giá hối đoái, các yếu tố ảnh hưởng đến cán

cân thương mại

Phương pháp nghiên Phương pháp nghiên

cứu định tính: phân tích, cứu định lượng: mô

so sánh, tổng hợp, suy hình OLS diễn thống kê

Cơ sở khoa học về tác động của dao động tỷ giá hối đoái

đến cán cân thương mại

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Khảo sát thu

thập số liệu Nghiên cứu các định hướng phát triển chung

của Việt Nam

Phân tích thực trạng và đánh giá tác động của dao động tỷ giá đến cán cân thương mại Việt

Nam

Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm cải thiện trạng thái cán cân thương mại của Việt Nam

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích luận án

1.2.4.3. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin tư liệu

-Phương pháp định tính bao gồm:

Phương pháp thống kê để thu thập thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh thông tin, số liệu qua các thời kỳ trong giai đoạn nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp phân tích được sử dụng để tổng hợp thông tin, các số liệu đã thu thập.

-Phương pháp định lượng bao gồm:

+ Mô hình hồi quy bội, phương pháp bình phương tối thiểu (OLS- Ordinary Least Square)

Phương pháp OLS lần đầu tiên được giới thiệu bởi Gauss những năm cuối thế kỷ 18 Harper H. L. (1976) đã sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ước lượng thu được từ OLS thường được chọn làm cơ sở khi đánh giá chất lượng của ước lượng thu được từ các phương pháp khác.

Mô hình hồi quy bội cho phép đánh giá tác động riêng của một biến độc lập lên biến phụ thuộc khi biến độc lập khác trong mô hình không đổi- là tiền đề quan trọng cho việc phân tích đánh giá tác động trong kinh tế. Ngoài ra, việc đưa thêm các biến số thích hợp vào mô hình đồng nghĩa với việc sử dụng thêm thông tin trong việc giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc, do đó góp phần cải thiện chất lượng dự báo của mô hình. Mô hình hồi quy bội cho phép đưa ra những phân tích thống kê kinh tế mà mô hình hồi quy hai biến không thực hiện được, chẳng hạn như so sánh tác động của hai biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Tuy nhiên, khi một trong các giả thiết này không được thoả mãn thì các ước lượng OLS sẽ không còn là ước lượng tốt nhất nữa.

+ Tính toán giá trị dao động tỷ giá hối đoái thực đa phương

Xem xét về mô hình ARCH được sử dụng để tính toán giá trị dao động tỷ giá hối đoái.

Mô hình ARCH do Engle phát triển năm 1982. Mô hình này cho rằng phương sai của các số hạng nhiễu tại thời điểm t phụ thuộc vào các số hạng nhiễu bình phương ở các giai đoạn trước.

Mô hình ARCH(p) đã mô hình hóa được động thái phương sai có điều kiện do đó có thể dự tính được độ rủi ro của tỷ giá hối đoái. Đồng thời mô hình ARCH(p) cũng lí giải được tính chất bầy đàn của độ rủi ro và hình dáng phân bố cú sốc ut là bẹt hơn phân bố chuẩn hóa. Tuy vậy, mô hình ARCH(p) có những nhược điểm sau đây:

i, Để moment cấp 4 hữu hạn trong mô hình ARCH(1) thì hệ số (0 1 / 3 ). Các điều kiện ràng buộc sẽ phức tạp hơn rất nhiều trong mô hình

ARCH bậc cao.

ii, Mô hình ARCH giả thiết rằng cú sốc dương và cú sốc âm có cùng ảnh hưởng đến độ rủi ro vì trong phương trình phương sai các ut đều được bình phương. Điều này thường không phản ánh đúng thực tế vì giá trị tỷ giá hối đoái thường phản ánh khác nhau đối với các cú sốc dương và âm.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DAO ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

2.1. Cơ sở lý thuyết về dao động tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 34 - 39)