Cơ chế và các kênh tác động của trạng thái cán cân thương mại đến dao

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 72 - 73)

3. Bố cục luận án

2.2.2.Cơ chế và các kênh tác động của trạng thái cán cân thương mại đến dao

của doanh nghiệp và phạm vi rộng hơn là thương mại của quốc gia.

Tóm lại, để thấy được hướng và mức độ tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại thì cần thực hiện thông qua thực nghiệm.

2.2.2. Cơ chế và các kênh tác động của trạng thái cán cân thương mại đến daođộng tỷ giá hối đoái động tỷ giá hối đoái

Dao động tỷ giá hối đoái tác động đến cán cân thương mại, đến lượt nó cũng bị tác động lại bởi cán cân thương mại. Giả định cán cân thương mại là thâm hụt thì sẽ khiến cầu ngoại tệ tăng cao, giả định các nhân tố khác không đổi do đó sẽ khiến tỷ giá hối đoái tăng. Tức là khiến tỷ giá hối trên thị trường đoái biến động. Tiếp tục xem xét về chế độ tỷ giá hối đoái quốc gia đang áp dụng.

- Nếu đó là chế độ cố định. Giả định mức biến động tỷ giá trên thị trường quá lớn thì Ngân hàng Trung ương sẽ tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối và nếu sự can thiệp không thành công thì sẽ phải tiến hành tăng tỷ giá trung tâm hoặc tăng biên độ dao động tỷ giá. Điều này hiểu rằng đã có một sự dao động tỷ giá ngoài biên độ cho phép ban đầu tức mức dao động tỷ giá tăng lên.

- Nếu đó là chế độ tỷ giá thả nổi. Tỷ giá tăng do cán cân thương mại thâm hụt, khi tỷ giá tăng lên ở một mức hợp lý, đồng nội tệ mất giá khiến giá cả hàng hoá trong nước trở nên rẻ hơn nước ngoài sẽ khiến xuất khẩu tăng. Trong tương lai, cung ngoại tệ tăng trở lại và khiến nội tệ lại lên giá, tỷ giá hối đoái biến động giảm. Như vậy, trạng thái cán cân thương mại thâm hụt gây ra sự biến động tăng, giảm tỷ giá hối đoái và mức độ dao động tỷ giá do thị trường tự điều tiết.

- Nếu đó là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Khi tỷ giá tăng lên, Ngân hàng Trung ương sẽ tiến hành can thiệp bằng cách bơm ngoại tệ một mức nhất định ra nền kinh tế, khi đó cung ngoại tệ tăng kéo tỷ giá hối đoái giảm xuống gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái ở một mức độ nhất định.

Tương tự với trường hợp giả định là cán cân thương mại thặng dư, cung ngoại tệ tăng khiến tỷ giá hối đoái giảm.

- Nếu đó là chế độ tỷ giá cố định. Ngân hàng Trung ương tiến hành tăng cầu ngoại tệ trong nền kinh tế đưa tỷ giá hối đoái về vị trí ban đầu, khi đó mức dao động vẫn ở trong biên độ cho phép. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Trung ương không tiến hành tăng cầu lúc đó sẽ tạo ra một sự dao động mạnh về tỷ giá hối đoái.

- Nếu đó là chế độ tỷ giá thả nổi. Ngân hàng Trung ương không tiến hành can thiệp lên cung cầu ngoại tệ tuy nhiên tỷ giá vẫn có sự biến động bởi đồng nội tệ đang lên giá do đó sức mua hàng hoá nước ngoài của đồng nội tệ tăng. Điều này khiến nhập khẩu tăng khiến cầu ngoại tệ tăng. Khi đó tỷ giá lại biến động tăng lên. Chính những sự biến động giảm xuống, tăng lên của tỷ giá hối đoái gây ra dao động mạnh của tỷ giá hối đoái.

- Nếu đó là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Ngân hàng Trung ương sẽ tiến hành can thiệp bằng cách tăng cầu ngoại tệ trong nền kinh tế ở một mức độ nhất định. Khi đó tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên và dao động tỷ giá hối đoái mạnh yếu tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Ngân hàng Trung ương.

Một phần của tài liệu 1_ LA_Van Nga_CIEM (Trang 72 - 73)