3. Bố cục luận án
4.1. Bối cảnh, định hướng phát triển kinh tế và mục tiêu tạo lập trạng thá
cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ tới năm 2030
4.1.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tới năm 2030
Với quan điểm định hướng chính sách tiền tệ hướng đến mục tiêu ưu tiên cao nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị nội tệ, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó nâng cao hiệu quả huy động và cấp tín dụng vốn trong nền kinh tế, tăng tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ. NHNN thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, điều hành tỷ giá với mức độ linh hoạt cao hơn, bám sát diễn biễn thị trường tài chính. Khuyến khích sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính.
- Về giá trị dao động tỷ giá
Dao động tỷ giá hối đoái bị tác động bởi rất nhiều các yếu tố. Đầu tiên phải nói tới chính sách tỷ giá hối đoái mà NHNN áp dụng; Dự trữ ngoại hối; Việc điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; Các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá như nhóm mặt hàng ngoại thương; Sự tăng trưởng kinh tế của các thị trường đối tác; Các chính sách thương mại của Chính phủ Việt Nam và của các Chính phủ nước ngoài, các rào cản thương mại gồm hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan và hàng rào kỹ thuật; Yếu tố lạm phát trong nước và nước ngoài… Những sự biến động của các nhân tố này đều có thể gây ra dao động của tỷ giá hối đoái.
Với một nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện thì nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố bên ngoài do vậy việc nới lỏng tỷ giá là xu hướng đúng đắn và điều đó cũng sẽ dẫn tới những dao động
liên tục của tỷ giá hối đoái.
- Về cán cân thương mại của Việt Nam
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn rất cao, phản ánh sản xuất của nước ta phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu thì rõ ràng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu khi tỷ giá tăng quá mức. Xuất khẩu của Việt Nam cũng như các nước khác chịu tác động rất nhiều của các yếu tố như thuế xuất khẩu, năng suất lao động của ngành hàng xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất, chất lượng và mức độ đa dạng hoá chủng loại, công tác tiếp thị…Trong cơ cấu hàng xuất khẩu thì dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản chiếm tỷ trọng khá cao mà giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Đối với những ngành sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài sẽ chịu tác động bất lợi khi giá nhập khẩu đầu vào tính bằng đồng nội tệ gia tăng. Do đó thì trạng thái cán cân thương mại vẫn sẽ chịu tác động bởi tỷ giá hối đoái và dao động của tỷ giá hối đoái.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hoạt động xuất khẩu sẽ được đẩy mạnh nên đây là một yếu tố quan trọng tác động đến trạng thái cán cân thương mại trong thời gian tới.
Các nhân tố như lạm phát, thị hiếu của người dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước và nước ngoài cũng vẫn sẽ là các nhân tố tác động lên trạng thái cán cân thương mại.
Bên cạnh đó tình hình đại dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp với nhiều loại chủng virus mới. Dự báo sẽ tiếp tục khó kiểm soát trên toàn cầu. Do vậy, hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thế giới vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng xấu. Sản xuất trong nước bị gián đoạn nên nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất cũng có chiều hướng giảm.