Pháp luật tuyển dụng công chức bảo đảm sự bình đẳng giữa các đối tượng tham gia tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 50 - 51)

các đối tượng tham gia tuyển dụng công chức

Pháp luật tuyển dụng công chức Việt Nam hiện nay là pháp luật của nhân dân, thể hiện ý chí nhà nước của nhân dân Việt Nam mà thành phần bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và những người lao động trong xã hội. Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân. Thông qua pháp luật, Nhà nước tạo điều kiện và đa dạng hóa các hình thức để thu hút nhân dân Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, thực hiện, kiểm tra, thanh tra, giám sát các quy trình xây dựng văn bản pháp luật và quá trình tuyển dụng công chức để các quy định của pháp luật tuyển dụng công chức ngày càng phù hợp, sát với thực tiễn cuộc sống, cũng như tạo cơ hội để nhân dân có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công chức phục vụ trong nền công vụ của nhà nước. Hoạt động xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức trong những năm gần đây đã và đang đổi mới về nội dung, hình thức, cách thức xây dựng. Các quyền lợi và lợi ích chính đáng của người dân, các dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo

đã được ghi nhận và có cơ chế đảm bảo, bảo vệ hiệu quả hơn. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Người có đủ các điều kiện không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức”. Quy định như vậy, thể hiện pháp luật tuyển dụng công chức Việt Nam đã tiếp thu các tinh thần tiến bộ, tinh hoa của pháp luật của các đất nước phát triển trên thế giới, thể hiện tính công bằng, bình đẳng, tạo điều kiện và cơ hội cho mọi công dân đều có thể trở thành công chức như: bình đẳng giới, không phân biệt nam nữ trong việc tuyển dụng công chức; không phân biệt thành phần dân tộc; không phân biệt tôn giáo, các thành phần trong xã hội, người lao động, người theo các tín ngưỡng, tôn giáo nếu có đủ các điều kiện đều được đăng ký tham dự tuyển dụng công chức.

Trong quy định của pháp luật tuyển dụng có quy định về các đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng. Pháp luật tuyển dụng công chức thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giá trị nhân văn cao cả, tạo điều kiện và cơ hội cho các đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số…, có cơ hội trở thành công chức hành chính. Những người, thí sinh được cộng điểm ưu tiên trong khi tuyển dụng công chức như: anh hùng Lực lượng vũ trang, người đồng bào dân tộc ít người, sĩ quan lực lượng quân đội, con các gia đình được hưởng chế độ, chính sách liệt sỹ, thương bệnh binh…

Các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức được các cơ quan hành chính nhà nước quan tâm, chú trọng hơn, qua đó góp phần tích cực vào việc kịp thời phát hiện những quy định về pháp luật tuyển dụng công chức còn bất cập, hạn chế hoặc chưa đầy đủ, gây ảnh hưởng, phương hại đến các quyền và lợi ích chính đáng của người dân để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w