1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
3.2.2.3. Tính toàn diện
Văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức được ban hành với số lượng lớn nhưng các nội dung phản ánh về việc tuyển dụng công chức được quy định hết sức chung chung, mạng nặng định tính, thiếu định lượng, thiếu tính toàn diện, chưa bao quát được các nội dung chứa đựng tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công chức và tuyển dụng công chức. Về điều kiện tiêu chuẩn của thí sinh đăng ký tuyển dụng công chức quy định như: “có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt”. Quy định này hết sức chung chung, vì không có văn bản hay tiêu chí nào để đánh giá, nhận xét một cách cụ thể, lượng hóa được về bản lãnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt hay xấu. Một số quy định còn thiếu chi tiết, chưa cụ thể, khiến cho các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng, quyền hạn về tuyển dụng công chức có cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, dẫn đến hiệu quả công việc tuyển dụng công chức chưa cao. Chẳng hạn, thí sinh muốn thi vào làm công chức trong các cơ quan, đơn vị phải trải qua ba môn thi: trắc nghiệm kiến thức chung với 60 câu hỏi, môn thi ngoại ngữ và môn thi tin học văn phòng là 30 câu hỏi. Nhưng chưa có văn bản nào quy định về phạm vi kiến thức, có quy định ôn thi cho các thí sinh không? Do đó, có cơ quan, đơn vị tổ chức giới hạn phạm vi kiến thức, tổ chức ôn thi nhưng có cơ quan, đơn vị lại không thực hiện. Bên cạnh đó, không có quy định về độ khó dễ trong các câu hỏi, dẫn đến tình trạng: các câu hỏi chưa đảm bảo tính logic, chưa đánh giá được khả năng tư duy, sáng tạo của thí sinh. Hiện nay, phần lớn các câu hỏi chỉ được xây dựng căn cứ vào các qui định trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước.
Hiện nay, với quy định phỏng vấn mỗi thí sinh là 30 phút. Nếu hội đồng thi có 300 người tham gia phỏng vấn thì không biết khi nào mới xong. Nếu quay lại phương án thi viết thì lại khó khăn trong vấn đề tổ chức phòng thi, giám thị, in ấn, coi thi, chấm thi… Quy định của Nghị định số 161/2018/ NĐ- CP về vòng 2 (thi môn nghiệp vụ chuyên ngành) bằng hình thức phỏng vấn
hoặc thi viết vẫn còn bất cập ở chỗ nếu cơ quan, đơn vị lựa chọn hình thức thi là phỏng vấn thì có thể không đảm bảo khách quan, minh bạch do không tổ chức phúc tra, ghi âm, ghi hình; rất khó để thanh tra, kiểm tra hoặc phúc khảo bài thi.
Pháp luật về tuyển dụng công chức còn chưa qui định cụ thể, chi tiết về một số nội dung, tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực. Theo đó, chưa quy định về việc điều động công chức trong thời gian tập sự từ cơ quan hành chính nhà nước này sang cơ quan hành chính nhà nước khác do yêu cầu công việc. Trong Quy chế thi tuyển công chức có quy định về việc không chấm bài thi có dấu hiệu đánh dấu bài. Tuy nhiên, đến nay chưa có quy định cụ thể những dấu hiệu đánh dấu bài là như thế nào. Do đó, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, mặc dù phát hiện nhiều dấu hiệu đánh dấu bài (như gạch chân; cách dòng; gạch dòng mặc dù đã viết đúng và một số dấu hiệu khác) nhưng không có căn cứ pháp lý để đánh giá, kết luận.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về Ban coi thi. Theo đó, chưa quy định về tiêu chuẩn của thành viên Ban coi thi; chưa qui định trường hợp thành viên Ban coi thi được phép ra ngoài thì ai sẽ là người giám sát thành viên coi thi và ra ngoài trong thời gian bao nhiêu lâu? Được phép tiếp xúc với những ai? Bên cạnh đó, trên thực tế cũng chưa có quy định về giám sát đối với công chức chấm thi. Do đó, chưa bảo đảm về tính khách quan trong quá trình coi thi, chấm thi, dễ dàng tạo kẽ hở cho một số công chức có hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi. Trong quá trình tổ chức kỳ thi, hội đồng tuyển dụng công chức hay cơ quan công an mới chỉ giám sát được quá trình coi thi, in ấn đề thi nhưng lại chưa giám sát được người ra đề thi, chấm thi. Trên thực tế cũng chưa có quy định về giám sát đối với công chức ra đề thi, công chức chấm thi. Do đó, không có sự thống nhất trong quá trình bảo mật đề thi, coi thi, chấm thi, dễ dàng tạo kẽ hở cho một số công chức có hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi.
Thiếu quy định về chế độ, chính sách đối với người ra đề thi phải thực hiện việc cách ly. Trong thời gian thực hiện cách ly, người phải cách ly thì cách
ly ở đâu? Chế độ ăn uống, ngủ đối với người cách ly được thực hiện như thế nào? Có trường hợp từ lúc ra đề thi đến lúc tổ chức tuyển dụng công chức kéo dài 2- 3 tháng thì thực hiện việc cách ly như thế nào? Người ra đề thi thường là cán bộ, công chức, viên chức, họ có được nghỉ không là việc chuyên môn tại cơ quan, đơn vị để thực hiện việc cách ly không?
Chưa có quy định cụ thể điểm chấm phúc khảo chênh lệch từ bao nhiêu điểm mới được cộng dồn vào kết quả thi. Thực tế cho thấy việc chấm điểm các môn khoa học xã hội có điểm chênh lệch từ 0,5 đến vài điểm rất dễ xảy ra và làm thay đổi kết quả tuyển dụng, dẫn đến thí sinh có đơn khiếu nại, kiến nghị về kết quả, gây khó khăn cho có quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định quy chế làm việc của Ban đề thi; tiêu chuẩn, điều kiện của những người làm việc trong Ban đề thi. Do đó, khó đảm bảo tính khách quan, khoa học, chất lượng, bảo mật trong quá trình làm việc. Bởi lẽ, công chức công tác trong Ban đề thi, thực hiện việc ra đề thi không tuân theo theo một quy định pháp lý nào, chỉ ra đề thi theo yêu cầu chung chung, phạm vi kiến thức quá rộng, nội dung các câu hỏi theo kinh nghiệm. Những hạn chế trên dẫn đến tình trạng: các đề thi ra chưa đảm bảo tính khoa học, logic, hệ thống, chủ yếu mới chú trọng đến việc kiểm tra trí nhớ của thí sinh; các câu hỏi chủ yếu về lý thuyết, chưa có các câu hỏi mang tính tổng hợp, phân tích, suy luận, đánh giá về khả năng tư duy logic, sáng tạo, đạo đức hay trách nhiệm của thí sinh. Đặc biệt là thiếu các câu hỏi đánh giá về kỹ năng làm việc tại vị trí việc làm mà thí sinh tham dự thi tuyển. Hiện nay, quy định số lượng câu hỏi thi trắc nghiệm gấp 3 lần số lượng câu hỏi thi là quá ít. Nếu số lượng thí sinh thi lớn, tỷ lệ trùng lặp câu hỏi rất cao. Bên cạnh đó, chưa có quy định về hệ thống ngân hàng câu hỏi và đáp án.
Pháp luật về tuyển dụng công chức chưa có qui định cố định về thời gian mà các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành tổ chức các kỳ thi tuyển công chức, gây tâm lý chờ đợi, mệt mỏi cho thí sinh, tốn kém chi phí bố trí người coi thi, phòng thi, người chấm thi, ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ giải quyết công việc chuyên môn của cơ quan, đơn vị do phải tập trung nhân lực từ các phòng
chuyên môn sang làm công tác tuyển dụng công chức. Nếu số lượng thí sinh tham gia dự thi lớn thì rất khó khăn cho việc bố trí giám thị coi thi, photo in ấn đề thi, giấy thi, giấy nháp, văn phòng phẩm phục vụ kỳ thi. Nhiều khi phải mất hàng năm mới có thể công bố được kết quả các kỳ thi tuyển dụng công chức. Đến khi công bố kết quả, có thí sinh đã kết hôn, mang thai, sẽ khó khăn trong việc bố trí công việc.
Pháp luật về tuyển dụng công chức chưa quy định về chế độ hợp đồng đối với công chức làm công việc chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu làm việc trong các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Đối với việc hợp đồng công chức làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở ngạch chuyên viên, cán sự lại chưa có quy định. Trong khi đó, nhiều cơ quan mới thành lập theo yêu cầu nhiệm vụ nhưng chưa được giao chỉ tiêu biên chế, có những cơ quan được giao bổ sung nhiệm vụ. Nhiều nhiệm vụ phát sinh theo yêu cầu quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, chỉ tiêu số lượng biên chế lại chưa được giao hoặc trong điều kiện hạn hẹp, số lượng biên chế không đáp ứng đủ so với yêu cầu công vụ. Có những nhiệm vụ phát sinh trong một giai đoạn nên rất thiếu người làm việc. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách tinh giản, các cơ quan chỉ được tuyển dụng 50 % số biên chế đã tinh giản hoặc nghỉ hưu. Do đó, các cơ quan đơn vị rất thiếu người làm việc, trong điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam đang phát triển, các bộ, ngành và địa phương cần tập trung công chức để giải quyết công việc cho doanh nghiệp và người dân. Trong khi chờ kế hoạch tuyển dụng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức tuyển dụng công chức, để giải quyết được yêu cầu về người làm việc trước mắt, trong một thời gian nhất định, hiện nay lại không có quy định về hợp đồng làm việc đối với khu vực hành chính nhà nước. Chỉ có đơn vị sự nghiệp công lập với điều kiện về quỹ lương cho phép thì được phép ký kết hợp đồng làm việc với người lao động.
Pháp luật về tuyển dụng công chức chưa quy định là sau khi kết thúc vòng 2 bao nhiêu ngày thì Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm thông báo kết quả tuyển dụng vòng 2. Thiếu quy định về vấn đề này dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan, tổ chức kéo dài thời gian chấm thi vòng 2, làm giảm hiệu quả tuyển dụng công chức trên thực tế.
Trong pháp luật hình sự chưa quy định đầy đủ các hành vi, việc làm vi phạm các quy định của pháp luật và các chế tài xử lý các hành vi, việc làm vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức. Chẳng hạn, hành vi lợi dụng chức vụ lãnh đạo, có quyền lực, dừng quyền lực để buộc cấp dưới có hành vi vi phạm trong quá trình tuyển dụng công chức để người thân quen của mình được trúng tuyển công chức; hành vi sử dụng giấy tờ, văn bằng giả để thi tuyển công chức; hành
vi gian lận, cố tình kéo dài thời gian thu nhận hồ sơ; các hành vi gây khó khăn cho thí sinh khi mua hồ sơ, nộp hồ sơ; kéo dài thời gian chấm thi, thời gian công bố kết quả thi; hành vi làm lộ, lọt đề thi; nhắc bài cho thí sinh là người thân quen và các hành vi sai phạm các quy định của pháp luật khác trong việc tuyển dụng công chức. Hiện nay, mới chỉ có quy định về xử lý vi phạm đối với thí sinh bằng hình thức trừ điểm của bài thi, hủy bài thi nhưng không đủ mạnh, không có chế tài xử lý nghiêm hình sự, phạt vi phạm hành chính các hành vi thi hộ, thi kèm, nhắc bài… Việc xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan khác vi phạm nội quy, quy chế thi mới chỉ dùng ở mức độ xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ, công chức chưa đảm bảo tính răn đe.