1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cách mạng công nghiệp 4
yêu cầu cải cách hành chính và cách mạng công nghiệp 4.0
Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức phải được tiến hành đồng bộ với công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam. Sự đồng bộ được thể hiện ở chỗ các quy định pháp luật về tuyển dụng công chức phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, xây dựng và hoàn thiện hướng đến thực hiện các mục tiêu về xây dựng đội ngũ công chức trong cải cách hành chính. Một trong sáu nội dung cải cách hành chính là xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Do đó, hoàn thiện pháp luật quy định về tuyển dụng công chức phải hướng tới xây dựng được các tiêu chí, điều kiện tuyển dụng công chức nhằm thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài nước cũng như những người lao động có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm làm việc từ khu vực tư nhân. Việc xây dựng các quy định pháp luật về nguyên tắc, quy trình tuyển dụng công chức phải gắn giữa tiêu chuẩn các chức danh với từng vị trí việc làm và tiến hành đổi mới, đa dạng các phương pháp, hình thức tuyển dụng công chức. Đặc biệt, để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức, phải áp dụng hình thức tuyển dụng công chức thông qua thi trắc nghiệm trên máy tính nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan và công bằng. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng xây dựng và ban hành ngân hàng câu hỏi phục vụ cho công tác tuyển dụng công chức bảo đảm tính suy luận, logic, độ khó, tính cảm xúc, tránh tình trạng kiểm tra chỉ mang tính học thuộc.
Chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa
cấp bách vừa lâu dài của Việt Nam, thực hiện đồng bộ với quá trình hợp tác quốc tế sâu rộng. Chuyển sang thời kỳ mới với áp lực ngày càng cao về khoa học, công nghệ phát triển, hiện đại yêu cầu đội ngũ công chức phải năng động, nhanh chóng tiếp nhận nền tri thức tiên tiến nhằm đủ khả năng đáp ứng yêu cầu. Tuyển dụng được đội ngũ công chức có tài, có đức là giải pháp quan trọng phát huy khả năng làm chủ công nghệ hiện đại, khoa học công nghệ thời cách mạng công nghiệp 4.0. Trong giai đoạn thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhà nước đòi hỏi đội ngũ công chức phải được trang bị kiến thức nhất định về công nghệ thông tin để ứng dụng vào quá trình làm việc. Công chức trao đổi, làm việc trên môi trường không gian mạng thông tin điện tử, qua hệ thống thư điện tử, tổ chức các buổi họp trực tuyến... góp phần tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu phục vụ hội họp, tiết kiệm chi phí xe cộ đi lại, ăn nghỉ, thời gian.
Các quy định pháp luật về tuyển dụng công chức phải được hoàn thiện theo hướng bảo đảm tuyển dụng được đội ngũ công chức có những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như: kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp; có tư duy phản biện, sáng tạo; kỹ năng quản lý nguồn lực con người; kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp; kỹ năng thể hiện trí tuệ, cảm xúc; kỹ năng đánh giá và đưa ra quyết định; kỹ năng đàm phán... Bên cạnh đó, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, thi trắc nghiệm trên máy tính, đảm bảo công khai minh bạch, tiết kiệm chi phí, Bộ Nội vụ cần xây dựng văn bản quy định đồng bộ với việc thi tuyển trên máy tính với các loại nộp phiếu đăng ý dự tuyển điện tử, gửi giấy thông báo dự thi, kết quả thi qua hệ thống thư điện tử, mạng xã hội, các loại biên bản, chữ ký số, kiểm tra thí sinh dự thi bằng vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt… hiện nay, việc kiểm tra thí sinh vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công (kiểm tra chứng minh nhân dân, giấy báo dự thi), chưa tương thích, đồng bộ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyển dụng công chức.