1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
3.2.3.2. Chưa thực hiện tốt rà soát, hệ thống hóa pháp luật về tuyển dụng công chức
chức ở Việt Nam
3.2.3.1. Một số chủ thể chưa phát huy hết trách nhiệm trong xây dựngvà ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức chưa cao. Chất lượng của hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức phụ thuộc rất lớn vào trách nhiệm, ý thức của các cơ quan, đơn vị tổ chức và công chức có chức năng, quyền hạn được giao nhiệm vụ. Không phải chủ thể có thẩm quyền nào cũng nhận thức được hết tầm quan trọng của hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức. Do đó, trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức vẫn còn tình trạng cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trình dự thảo văn bản chậm tiến độ, chất lượng văn bản chưa cao, chưa nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng, chưa dự liệu hết các tình huống xảy ra trên thực tế, chưa đề cao trách nhiệm, làm việc còn mang tính hình thức, mới chỉ góp ý về mặt hình thức, chưa góp ý nhiều về các nội dung chi tiết của văn bản.
Nguồn kinh phí phục vụ cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng công chức làm công tác xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, thủ tục thanh quyết toán còn rườm rà, gây khó khăn, tốn kém thời gian, có nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện [55, tr.2].
3.2.3.2. Chưa thực hiện tốt rà soát, hệ thống hóa pháp luật về tuyểndụng công chức dụng công chức
Hoạt động rà soát văn bản chưa được thực hiện thường xuyên, vẫn còn thực hiện theo chuyên đề, khi có yêu cầu mới thực hiện. Việc ra soát do cơ quan, tổ chức đảm nhận nhưng trên thực tế chỉ do một phòng, ban chuyên môn, một hoặc hai công chức đảm nhận. Có trường hợp công chức lại thiếu trách nhiệm, kinh nghiệm làm việc thiếu, năng lực làm việc không cao, dẫn đến hiệu
quả, chất lượng rà soát văn bản còn thấp. Ngoài ra, quy định về công tác thẩm định, thẩm tra đối với các văn bản quy phạm pháp luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên, việc thẩm tra, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật lại chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng. Do đó, các báo cáo thẩm tra, thẩm định về các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa có hiệu quả và còn mang nặng tính hình thức. Những công chức được giao làm công việc kiểm soát, thẩm định, thẩm tra số lượng và chất lượng chưa tương xứng với yêu cầu công việc đề ra nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, tính khả thi, hiệu quả xây dựng, soạn thảo và phát hành văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng công chức.
Các bộ, ngành và địa phương còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong cách thức triển khai, kỹ năng nghiệp vụ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về tuyển dụng công chức, chỉ mới thực hiện việc rà soát hiệu lực của văn bản mà chưa thực hiện rà soát phần nội dung để phát hiện các quy định chưa phù hợp, trái, mâu thuẫn, chồng chéo, bỏ sót với các căn cứ rà soát để xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan, công chức được giao nhiệm vụ, có quyền hạn xử lý theo đúng quy định. Việc này làm giảm hiệu quả, ý nghĩa của công tác rà soát đối với việc xây dựng và thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức. Việc thống kê số liệu về rà soát chưa chính xác, chưa nói lên đúng thực tế của việc triển khai công tác này trên thực tế. Công tác rà soát văn bản chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa thực sự gắn kết với công tác xây dựng, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức.
Việc hiểu, thực hiện, theo dõi hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức chưa đầy đủ, chưa đúng quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 09/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Nhận thức về trách nhiệm thực hiện, tầm quan trọng của công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức tại một số cơ quan, địa phương còn hạn chế, có nơi coi đây chỉ là nhiệm vụ,
chức năng của cơ quan tư pháp và tổ chức pháp chế nên không chủ động, tích cực thực hiện công tác rà soát theo quy định, thiếu sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp trong triển khai hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương nhiều khi còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức.
Cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống tổ chức của các cơ quan có trách nhiệm thực hiện hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức còn chưa được kiện toàn. Số lượng biên chế chuyên trách làm công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ, phần lớn mới chỉ bố trí được một đến hai biên chế và chủ yếu là kiêm nhiệm, trong khi tổ chức pháp chế hiện nay đang được giao thực hiện rất nhiều nhiệm vụ mới. Ngoài ra, công việc rà soát văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức là công việc khó, đòi hỏi người rà soát không chỉ có kiến thức về pháp luật mà còn phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn sâu về công tác tổ chức cán bộ, quản lý, sử dụng công chức và công tác tuyển dụng công chức.
Hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL pháp luật về tuyển dụng công chức là nhiệm vụ tương đối khó khăn, phức tạp, việc xác định tình trạng pháp lý của văn bản được rà soát gặp nhiều khó khăn do nhiều văn bản được ban hành chưa đúng theo quy định pháp luật về kỹ thuật xây dựng văn bản, đặc biệt là quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức. Quy định về hỗ trợ kinh phí cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP.Tuy nhiên, nhiều nội dung chi tại Thông tư còn chưa rõ ràng, cụ thể hoặc chưa đầy đủ dẫn đến việc nhiều cơ quan, địa phương chưa dành kinh phí phù hợp cho công tác này. Mặc dù, đây là công việc hết sức nặng nề, không chỉ thuộc trách nhiệm của tổ chức pháp chế hay cơ
quan tư pháp mà là trách nhiệm của tất cả cơ quan, đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước về đội ngũ công chức và công tác tuyển dụng công chức.