1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
3.2.2.4. Tính phù hợp, khả th
Mặc dù đã có thời gian chuẩn bị nhưng công tác xây dựng, ban hành các văn quy phạm pháp luật hướng dẫn về tuyển dụng công chức diễn ra khá chậm, chưa kịp thời, một số quy định không phù hợp với tinh thần phân cấp và điều kiện tình hình của một số ngành và địa phương, một số quy định lại không khả thi, khó thực hiện. Điều này, khiến cho các cơ quan, địa phương có nhu cầu kế hoạch tuyển dụng công chức hết sức lúng túng và phải chờ đợi văn bản hướng
dẫn thi hành. Một số các quy định về tuyển dụng công chức chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, trong quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều vướng mắc. Tính thời điểm hiện nay, sau hơn 9 năm Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực nhưng Chính phủ và Bộ Nội vụ vẫn còn ban hành văn bản để sửa đổi, thay thế, bổ sung các quy định của pháp luật tuyển dụng công chức. Cho thấy các quy định về tuyển dụng công chức có tính ổn định chưa cao, phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Do đó, gây rất nhiều khó khăn cho các bộ, ngành và địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nhằm hướng dẫn công tác thu chi về tài chính phục vụ cho việc tuyển dụng công chức, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. Trong đó quy định thu lệ phí dự thi tuyển công chức của thí sinh theo số lượng thí sinh đăng ký. Dưới 100 thí sinh, Hội đồng tuyển dụng quyết định thu 500.000 đồng/1 thí sinh/ 1 lượt thi; từ 100 - 500 thí sinh, Hội đồng tuyển dụng quyết định thu 400.000 đồng/1 thí sinh/ 1 lượt thi; từ 500 thí sinh trở lên, Hội đồng tuyển dụng quyết định thu 300.000 đồng/1 thí sinh/ 1 lượt thi. Quy định như vậy là không hợp lý. Bởi lẽ, với số lượng người đăng ký ít thì khoản thu lệ phí tuyển dụng không đủ để chi trả các khoản nội dung công việc cho một kỳ thi tuyển dụng công chức như: thông báo tuyển dụng công khai trên các phương tiện báo chí, đài phát thanh truyền hình, trang/công thông tin điện tử, kiểm ra hồ sơ, nhập dữ liệu, ra đề thi, ôn thi, hội trường, in ấn đề thi, thuê máy tính phục vụ thi trắc nghiệm trên máy tính, tiền văn phòng phẩm… Thiếu quy định thu phí đối với trường hợp xét tuyển và tiếp nhận công chức không qua thi tuyển. Vì phải thành lập Hội đồng xét tuyển và Hội đồng kiểm tra, sát hạch nhưng lại không quy định thu phí. Do đó, không có kinh phí để phục vụ cho hoạt động này.
Pháp luật tuyển dụng công chức đã quy định nếu có dưới 30 thí sinh đăng ký tuyển dụng thì sẽ không phải thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức và thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có chức năng, quyền hạn tuyển dụng công chức sẽ giao Sở Nội vụ, Vụ, ban tổ chức cán bộ thực hiện các công việc
về tuyển dụng. Quy định này thể hiện sự sáng tạo, tiết kiệm, tạo sự linh hoạt cho cơ quan tuyển dụng công chức nhưng chưa cụ thể, tạo sự thống nhất trong việc tuyển dụng công chức, khiến cho mỗi bộ, ngành và địa phương sẽ có những quy định riêng, dễ dẫn đến sự tùy tiện, không đồng bộ và có phần không khách quan trong quá trình thực hiện.
Quy định căn cứ tuyển dụng công chức là phải dựa trên cơ sở về yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và số lượng chỉ tiêu biên chế của cơ quan hành chính nhà nước sử dụng công chức. Hàng năm, cơ quan hành chính nhà nước sử dụng công chức có nhiệm vụ xác định, mô tả các vị trí việc làm, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước có quyền hạn, nhiệm vụ quản lý công chức phê duyệt để lấy làm căn cứ, cơ sở pháp lý cho việc tuyển dụng công chức. Tuy nhiên quy định này tính khả thi không cao. Bởi lẽ, hiện nay ở nước ta chưa ban hành được danh mục thống kê vị trí việc làm, quá trình xác định vị trí việc làm còn vướng mắc trong việc mô tả vị trí việc làm, việc thống kê công việc của cá nhân dạng định tính và khái quát. Bản mô tả công việc của từng công chức chưa được thực hiện, số lượng vị trí việc làm không thống nhất với số lượng người làm việc. Bên cạnh đó, hội đồng tuyển dụng công chức đa số là kiêm nhiệm, với số lượng thành viên ít, lại có quá nhiều vị trí việc làm khác nhau, dẫn đến khó khăn trong công tác ra đề thi, có vị trí việc làm có 1, 2 người dự thi nhưng phải xây dựng một bộ đề thi. Vì vậy, nhiều quy định trong pháp luật về tuyển dụng công chức có tính khả thi chưa cao.
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức có nhiều điểm mới, có nội dung lần đầu tiên được quy định trong Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn luật. Vì vậy, trong qua trình triển khai áp dụng trên thực tế còn nhiều khó khăn, lúng túng. Hiện nay, trong nhận thức và cách làm việc của một số cơ quan, đơn vị vẫn đồng nhất vị trí việc làm với chỉ tiêu biên chế. Trên thực tế, đa số các cơ quan sau khi xây dựng xong vị trí việc làm thì chỉ tiêu số lượng biên chế lại tăng lên. Hiện nay, Chính phủ chưa xây dựng và ban hành niên giám danh mục vị trí việc làm, các bộ, ngành và
địa phương chưa có phương pháp, cách thức, quy trình chuẩn hóa để xác định vị trí việc làm. Do đó, xảy ra tình trạng vị trí việc làm, khung năng lực, cơ cấu ngạch công chức trong đơn vị, cơ quan, tổ chức chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện là giống nhau nhưng các địa phương xây dựng vị trí việc làm lại có sự chênh lệch lớn. Đặc biệt là hai địa phương có vị trí địa lý cạnh nhau, có điều