1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
3.2.2.6. Về kỹ thuật xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức
Trong một số trường hợp, thực hiện công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức đóng góp trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng công chức còn mang tính hình thức. Chưa đề cao trách nhiệm của cá nhân và tổ chức
trong việc tạo điều kiện thật sự để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức cũng như việc tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật. Chưa đa dạng các hình thức lấy ý kiến và các đối tượng lấy ý kiến. Việc lấy ý kiến góp ý mới chỉ dừng ở hoạt động đăng tải công khai dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyến dụng công chức trên trang thông tin của Quốc hội, của Chính phủ và Bộ Nội vụ. Đối tượng tham gia các hội thảo khoa học về hoàn thiện pháp luật quy định về tuyển dụng công chức mới chỉ là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng và sử dụng công chức, chưa chú trọng đến việc mời các sinh viên đã tốt nghiệp các cơ sở đào tạo hay người dân tham gia lấy ý kiến. Ngoài ra, việc cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức tiếp thu ý kiến góp ý của công dân đến đâu, có tiếp thu hay không, tiếp thu đến đâu, trách nhiệm giải trình như thế nào vẫn còn chưa có quy định chặt chẽ, chưa có cơ chế giám sát việc thực hiện.
Bên cạnh đó, việc đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức của các cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn còn chưa thực sự khách quan, thiếu cơ sở. Chưa có một tổ chức đánh giá độc lập để đánh giá tác động của chính sách. Các cơ quan, công chức có trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức chủ yếu tiến hành thẩm tra, thẩm định dựa trên văn bản, hồ sơ đề nghị của cơ quan soạn thảo, còn thiếu căn cứ thực tiễn. Do đó, hiệu quả công tác thẩm tra, thẩm định chưa cao.
Những hạn chế nêu trên trong kỹ thuật xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức là nguyên nhân của tình trạng một số qui định pháp luật về tuyển dụng công chức có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn tuyển dụng công chức trong nền công vụ, phải sửa đổi, bổ sung trong thời gian ngắn.
Những hạn chế về nội dung và hình thức của pháp luật là một nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hiệu quả áp dụng pháp luật về tuyển dụng
công chức ở Việt Nam trong thời gian qua. Theo báo cáo thanh tra của Bộ Nội vụ về công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức từ năm 2003 đến nay cho thấy, tại các cơ quan, địa phương được thanh tra về công tác tuyển dụng công chức, số cơ quan, địa phương có sai phạm trong công tác tuyển dụng chiếm lỷ lệ 100 %. Các sai phạm tập trung vào các vấn đề như: văn bản hướng dẫn về tuyển dụng công chức của một số cơ quan, đơn vị không đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành; thông báo tuyển dụng công chức không được niêm yết tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng; thông báo tuyển dụng công chức không nêu hình thức và nội dung thi, thời gian thi tuyển và địa điểm thi tuyển; cơ quan tuyển dụng không thông báo bổ sung khi thay đổi chỉ tiêu tuyển dụng, vị trí việc làm; thời gian thu nhận hồ sơ dự thi tuyển công chức không đủ tối thiểu
30 ngày; hội đồng thi tuyển công chức được thành lập với 9 thành viên là vượt quá số lượng từ 5 đến 7 thành viên quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Hội đồng thi tuyển công chức tổ chức thu phí dự tuyển công chức 200.000đ/thí sinh trong kỳ thi tuyển công chức có 1.525 thí sinh tham dự là vượt quá 60.000đ/thí sinh quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ; hội đồng tuyển dụng không báo cáo kết quả tuyển dụng vòng 2 đối với cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; ban hành thông báo kết quả tuyển dụng công chức không đúng với thẩm quyền; trong biên bản kiểm tra sát hạch không phản ánh về trình độ hiểu biết và năng lực của người được tiếp nhận; hội đồng kiểm tra sát hạch không báo cáo cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức về nội dung, hình thức sát hạch; tài liệu trong hồ sơ tiếp nhận công chức là giấy tờ phô tô không có bản công chứng; Hội đồng thi tuyển công chức được thành lập khi chưa hết thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển; thực hiện chế độ tập sự còn có thiếu sót; Hội đồng tuyển dụng ban hành quy chế chấm thi không đúng quy định; điểm ghi trong một số bài thi và phiếu điểm có sửa chữa nhưng thiếu chữ ký của 2 giám khảo; câu hỏi của môn kiến thức chung
không có thang điểm chi tiết theo quy định; việc chấm điểm, cộng điểm, vào điểm một số bài thi còn có sai sót; câu hỏi môn thi viết chuyên ngành không có nội dung, kiến thức về các lĩnh vực chuyên ngành; một số đề thi chuyên ngành của khối thi khác nhau giống nhau; một số câu hỏi môn trắc nghiệm chuyên ngành khối kinh tế kỹ thuật không có đáp án trả lời đúng; việc niêm phong, mở niêm phong đề thi, đáp án thi chưa được làm đúng theo quy định tại Điều 11 Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT- BNV; phân công công tác đối với nhiều công chức được tuyển dụng không đúng vị trí việc làm theo quyết định tuyển dụng; hội đồng tuyển dụng không gửi thông báo kết quả thi đến từng thí sinh dự tuyển; thông báo kết quả dự thi không dự kiến người trúng tuyển; bổ nhiệm người vào ngạch công chức thiếu chứng chỉ quản lý nhà nước; trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức nhưng lại thiếu quyết định tuyển dụng viên chức; một số trường hợp tại thời điểm tuyển dụng không đảm bảo đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn; một số viên chức trước khi được xét chuyển thành công chức đã được thủ trưởng các cơ quan, tổ chức điều động, trưng tập đến công tác tại cơ quan hành chính nhà nước, không có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; hội đồng kiểm tra, sát hạch có số lượng thành viên vượt quá quy định.
Biểu đồ 3.2: So sánh các cuộc thanh tra từ năm 2003 - 2020 của Bộ Nội vụ