Công nghiệp đóng tàu là hệ thống công nghiệp để sản xuất và dịch vụ cho các quá trình đóng mới, sửa chữa, dịch vụ cho các loại tàu thủy đi trên biển, sông hồ và các thiết bị nổi hoặc chìm khác phục vụ cho ngành hàng hải.
Công nghiệp đóng tàu có những đặc điểm khái quát sau:
Là một ngành sản xuất vật chất trên cơ sở công nghiệp cơ khí tích hợp với nhiều ngành công nghiệp khác như vật liệu - thân vỏ, động cơ, điện, định vị dẫn dắt... trên cơ sở của nhiều ngành khoa học như thiết kế, gia công kim loại, quản lý kinh tế, điều khiển, an toàn hàng hải, khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, dầu khí, vận tải thủy, du lịch... Cùng với các ngành công nghiệp phụ trợ (sản
xuất thép, sản xuất vật liệu phi kim loại, công cụ khai thác thăm dò hải dương, vận tải biển, khai thác biển...) và nhiều ngành khoa học khác phục vụ cho công nghiệp quốc phòng, hải quân...
Đóng tàu là ngành công nghệ cao mang tính tổ hợp của nhiều ngành nghề khác nhau để tạo ra sản phẩm tàu đa dạng với những tính năng kỹ thuật khác nhau, với những kích thước siêu trường, siêu trọng hoặc tinh gọn. Thông qua các quá trình công nghệ người ta làm thay đổi hình dạng, kích thước bên ngoài, thay đổi tính chất cơ lý - hóa bên trong của các vật liệu để tạo ra các sản phẩm tàu thủy. Điều kiện hoạt động của nó lại là những kết cấu hạ tầng đặc thù như cảng sông, cảng biển, ụ nổi âu thuyền, triền đà... theo tiêu chuẩn, yêu cầu riêng của quá trình sản xuất đóng mới và sửa chữa đa dạng các chủng loại tàu thủy.
Kết quả của hoạt động đóng tàu là tạo ra các sản phẩm hàng hóa đặc thù vừa mang tính kinh tế - kỹ thuật vừa mang tính xã hội. Yêu cầu công việc buộc nguồn nhân lực phải có nghiệp vụ, sức khỏe, tác phong chấp hành kỷ luật công nghiệp, tính hợp tác, đạo đức nghề nghiệp... Trong bối cảnh của kinh tế thị trường hiện đại, tư duy kinh tế, quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng là những phẩm chất tự thân của những người thợ đóng tàu.
Xét về chức năng, CNĐT phục vụ trực tiếp cho ngành hàng hải.
Hàng hải là một lĩnh vực rất rộng. Nó bao gồm các ngành đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển, khai thác cảng cùng với các hoạt động phụ trợ như hoa tiêu, bảo đảm hàng hải và logicstis... Hàng hải có vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia có biển và với một số ngành công nghiệp khác như vận tải biển, đánh bắt hải sản, khai thác dầu đại dương và công nghiệp quốc phòng... Những ngành này nếu không có ngành CNĐT thì không thể tồn tại vì tất cả đều dựa trên những con tàu và những công trình thủy!
Mở rộng hơn nữa, tầm quan trọng của ngành hàng hải với một số quốc gia đã tới mức, có thể không có các ngành công nghiệp, nông nghiệp và khai thác khoáng sản, nhưng nếu thiếu ngành hàng hải thì Singapore, Panama
không thể phát triển, giàu có và hiện đại như hiện nay. Ở các nước phát triển, ngành hàng hải đóng góp một tỷ trọng rất lớn vào GDP. Tập hợp tất cả các hoạt động hữu ích và sinh lời nhờ hoạt động trên biển ấy của con người là kinh tế hàng hải.
Cũng xét về chức năng, CNĐT là một ngành có tính lưỡng dụng cao. Các quốc gia có biển trên thế giới đều có CNĐT để phục vụ cho cả kinh tế và quốc phòng. Đối tượng phục vụ của CNĐT là nền kinh tế biển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trên biển. Cụ thể hơn, mỗi chiếc tàu thủy được sản xuất ra nhằm một chức năng riêng: vận tải hàng hóa, du lịch, lai dắt, tuần duyên, thăm dò hải dương, đánh bắt - phục vụ nuôi trồng, chế biến và phục vụ quốc phòng - an ninh. Theo đó, CNĐT là ngành công nghiệp có ý nghĩa và trách nhiệm xã hội cao.
Vị trí của CNĐT trong nền kinh tế quốc dân ở những quốc gia có biển, được xác định là ngành công nghiệp “xương sống”, có vai trò to lớn, tác động trực tiếp đến hàng loạt các ngành liên đới và phụ trợ như: động cơ, chế tạo máy,luyện kim và cán kéo, hàn cắt kim loại, sơn phủ; các công trình thủy, bảo đảm hàng hải, môi trường…
Hiện nay, xu hướng phát triển chung của ngành CNĐT thế giới bao gồm: Thứ nhất, mô hình tàu có xu hướng được "lớn hơn, cao hơn và mớihơn". Khi nền kinh tế có quy mô ngày càng lớn thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa với trọng tải càng lớn. Hiện nay, khả năng tải trọng container của tàu đã vượt quá 10.000 TEU (đơn vị tải trọng, một TEU tương đương với một Container có dung tích 39m3). Sản xuất tàu có yêu cầu ngày càng cao hơn cả về công nghệ chế tạo, yêu cầu an toàn hàng hải, môi trường và giá cả của tàu cũng cao hơn. Mới là yêu cầu về độ tuổi con tàu ngày càng hạ thấp. Một tàu vận tải biển chỉ có tuổi tối đa là 12 năm.
Thứ hai, công nghệ đóng tàu ngày càng hiện đại. Hiện nay, các quốc gia đóng tàu tiên tiến liên tục ứng dụng công nghệ thông tin, robot, laser,
công nghệ chính xác và trí tuệ nhân tạo. Yếu tố cốt lõi của những công nghệ này là dựa trên kiến thức chuyên sâu, kỹ thuật cao và tích hợp các ngành khoa học.
Thứ ba, yêu cầu cao hơn về an toàn hàng hải, vận chuyển và bảo vệ môi trường. Tổ chức quốc tế an toàn quốc tế về hàng hải (IMO) hiện nay đã đưa ra nhiều điều luật hạn chế sử dụng các tàu cũ, gây ảnh hưởng đến môi trường biển và những quy định về thiết kế, xây dựng tàu mới đảm bảo thân thiện với môi trường.
Thứ tư, nhân lực là lợi thế để cạnh tranh của CNĐT hiện nay. Lịch sử phát triển của ngành CNĐT thế giới cho thấy trung tâm đóng tàu thế giới liên tục được chuyển giao từ Anh, Mỹ và châu Âu đến Nhật Bản và sau đó đến Hàn Quốc… Một số trung tâm của ngành CNĐT thế giới hiện đang dịch chuyển sang châu Á. Những nguyên nhân hàng đầu cho sự thay đổi này là lợi thế chi phí nguyên liệu, nhân công và yêu cầu thấp về môi trường.
Như vậy, CNĐT là một trong những ngành cơ khí kỹ thuật cao, mang tính tích hợp công nghệ, tính kinh tế - chính trị... Gắn liền với ngành công nghiệp này là một hệ thống nhân lực để vận hành và quản lý, cái mà thiếu nó thì hệ thống vật chất kia không thể hoạt động bình thường. Những đặc tính khách quan đó của ngành đặt ra yêu cầu rất đặc thù về sản phẩm và cũng là chủ thể của nó - nguồn nhân lực ngành CNĐT.
Nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu.
Nguồn nhân lực này được hình thành, phát triển gắn liền với ngành CNĐT và cũng là chủ thể quan trọng nhất của ngành công nghiệp này. Cơ cấu của nó có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ.
Xét theo trình độ chuyên môn, nguồn nhân lực này bao gồm: Chuyên gia công nghệ và kỹ sư; Các nhà lãnh đạo và quản lý; Công nhân lành nghề và lao động phổ thông.
Xét theo đối tượng - lĩnh vực phục vụ hay tính chuyên biệt của sản phẩm, có thể phân thành hai nhóm nhân lực là công nhân đóng tàu dân sự và đóng tàu quốc phòng.
Xét theo trình độ tay nghề nguồn nhân lực này có thể phân thành nhóm lao động trình độ cao (chuyên gia, kỹ sư, thợ bậc cao) và nhóm lao động phổ thông.
Xét theo quá trình đào tạo, tuy đặc tính chung là phải được đào tạo chuyên biệt, nhưng có thể phân loại công nhân đóng tàu thành nhóm được đào tạo chuyên sâu và nhóm được đào tạo chung. Quá trình đào tạo và những thương hiệu của các cơ sở đào tạo nghề có thể cho phép đánh giá về một phương diện chất lượng nhân lực.
Tùy theo đặc thù công việc, mỗi nhóm ngành còn có thể có những phân loại tỷ mỷ, chi tiết khác: Vỏ tàu, máy tàu thủy, điện tàu thủy, ống tàu thủy, hàn, sơn tàu thủy, cơ khí, nghề mộc, trang trí nội thất...
Nguồn nhân lực ngành CNĐT, theo chúng tôi là lực lượng lao động (gồm cả lực lượng đang lao động hay ở trạng thái dự trữ, tiềm năng) được đào tạo, có trình độ học vấn và chuyên môn lành nghề, có kinh nghiệm và năng lực tiếp nhận, làm chủ, vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng, thành tựu khoa học - công nghệ vào trong quá trình đóng mới, sửa chữa các loại tàu thủy cùng những phương tiện, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp đường thủy, để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng. Họ là một bộ phận hợp thành nguồn nhân lực công nghiệp của quốc gia.
Đặc điểm của nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu bao gồm: Thứ nhất, nguồn nhân lực CNĐT gắn liền với chiến lược biển, kinh tế biển của một quốc gia. Sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT có tính tùy thuộc khá lớn vào các yếu tố của điều kiện tự nhiên là biển. Biển chính là môi trường, không gian hoạt động chủ yếu của nghề đóng tàu… Lịch sử ra đời, phát triển ngành đóng tàu cũng luôn gắn liền với yêu cầu của kinh tế biển và chiến lược biển của mỗi quốc gia.
Nguồn nhân lực đóng tàu chính là sản phẩm vừa là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vừa là động lực của quốc gia có biển trong việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chiến lược biển. Do đó, sự phát triển lớn mạnh của nguồn nhân lực ngành đóng tàu nó góp một phần quan trọng thỏa mãn khát vọng vươn ra biển, khai thác, làm chủ và khẳng định quyền lực trên biển của mỗi quốc gia. Có điều kiện tự nhiên là biển và có ý thức chủ động khai thác, chiếm lĩnh và bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia từ biển là những tiền đề tự nhiên và chính trị - xã hội đề phát triển CNĐT và nguồn nhân lực cho nó.
Thứ hai, lao động của công nghiệp ngành đóng tàu có tính (tích hợp của nhiều ngành) xã hội hoá cao.
Nghề đóng tàu có khối lượng công việc rất lớn và đa dạng, kỹ thuật tích hợp gắn với nhiều ngành, ở những trình độ chuyên môn và tay nghề khác nhau. Quy trình đóng một con tàu nhất thiết phải trải qua hàng chục công đoạn gồm nhiều quy trình khác nhau, phụ thuộc vào nhau rất nhiều và rất phức tạp (xem sơ đồ 1.1. Quy trình công nghệ đóng tàu). Mỗi quy trình lại được chi tiết hóa thành hàng trăm đầu mối, công việc. Nhìn chung, bất kỳ mảng việc nào trong đóng tàu đều phải trải qua ít nhất 4 công đoạn chính dưới sự chỉ đạo giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn của các tổ chức đăng kiểm quốc tế: công đoạn thiết kế, gia công chi tiết, lắp đặt và vận hành thử. Thực tiễn ấy yêu cầu người lao động phải có chuyên môn khác nhau nhưng luôn có ý thức liên kết, hợp tác
chặt chẽ với nhau vì một thành quả chung.
Tính chất xã hội hóa ấy gồm các biểu hiện cụ thể sau:
Một là, ở mỗi phân xưởng có sự phân công chặt chẽ trong toàn bộ quy trình sản xuất theo quy chuẩn hóa của đăng kiểm quốc tế (chẳng hạn thợ hàn, thợ sơn, kỹ thuật viên điện điện tử và tin học... đều phải được cấp chứng chỉ quốc tế) khiến cho tính chất và kết quả của lao động của các thành viên tham gia có mối quan hệ chặt chẽ nằm trong một khối tổng thể thống nhất trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt đúng quy trình thiết kế.
Hai là, tàu thủy là một thành phẩm được tích hợp bởi hàng nghìn bộ phận, chi tiết từ đơn giản đến yêu cầu tính năng kỹ thuật cao, phức tạp. Vì vậy, để tạo ra sản phẩm cần có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các nhà máy sản xuất các bộ phận theo các module khác nhau trên tổng thể con tàu. Tất cả đều được thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế (thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, đảm bảo môi trường...).
Ba là, tính xã hội hóa của ngành đóng tàu trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đôi khi lại thể hiện ra ở việc phân khúc công việc - giá trị. Các quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ kỹ thuật - công nghệ tiên tiến thường đảm nhận những công đoạn chính yếu, quan trọng của một con tàu, còn các công đoạn thứ yếu, đòi hỏi trình độ không cao (gia công cơ khí thuần túy dựa vào sức người là chủ yếu, có rủi ro nghề nghiệp cao và ô nhiểm môi trường) được đẩy xuống các quốc gia có nguồn lao động đông đảo, nhân công rẻ, trình độ kỹ thuật - công nghệ thấp. Chẳng hạn, trong khâu thiết kế, sản xuất các loại máy móc động cơ, những bộ phận chính của con tàu đều do các nước có trình độ công nghệ tiên tiến đảm nhận sản xuất như Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Ba Lan, v.v. Các công đoạn phụ như gia công cơ khí phần vỏ tàu, lắp ráp bài trí các bộ phận phụ trên boong và trong tàu lại do Việt Nam và một số nước khác đảm nhận.
Ngoài ra, quá trình đóng tàu hiện đại còn bị quy định bởi các công ước quốc tế khác nhau (bảo hiểm, đăng kiểm, tiêu chuẩn môi trường...) nhằm đảm bảo an toàn tài sản, sinh mạng và bảo vệ môi trường. Các công ước ngày càng chặt chẽ về tiêu chuẩn, là an toàn môi trường, nhưng cơ hội cho những nước đi sau cũng xuất hiện từ đây. Những nước phát triển bắt đầu chuyển những phân khúc đóng tàu gây nhiều ô nhiễm sang các quốc gia đang phát triển. Dịch vụ đóng mới và sửa chữa là những cơ hội như vậy để họ tiếp cận với công nghệ tàu biển.
Với tính chất xã hội hóa như vậy, nguồn nhân lực CNĐT cũng phải được đào tạo rất căn bản, chuyên sâu và cập nhật với các yêu cầu phát triển hiện đại.
Thứ ba, do hoạt động trong một ngành công nghệ tích hợp, kỹ thuật phức tạp lại có tính chính xác cao nên nhân lực ngành đóng tàu phải được đào tạochuyên môn hóa, chuyên biệt và liên kết về tri thức và kỹ năng.
Hầu hết các ngành công nghiệp hiện đại đều tích hợp trong sản phẩm tàu thủy, từ công nghiệp nặng, cơ khí chính xác, hóa công nghiệp đến công nghệ thông tin, công nghệ hải dương; gần đây các tàu thuyền đều định vị bằng vệ tinh
- ngành đóng tàu hiển nhiên phải tiếp hợp các công nghệ định vị - viễn thám từ vũ trụ... Đặc trưng nghề nghiệp ấy đòi hỏi hệ tri thức đa dạng và chuyên sâu của nguồn nhân lực ngành CNĐT.
Đóng tàu là ngành cơ khí kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu lao động công nghiệp với đòi hỏi tính khắt khe và phức tạp. Chuyên gia - kỹ sư đóng tàu cần phải nắm vững kiến thức và thành thạo các quy trình thiết kế cơ bản, thiết kế thi công chi tiết của từng loại tàu, từng phân đoạn, tổng đoạn trong quy trình đóng mới và sửa chữa tàu... Nhà quản lý phải có năng lực và kinh nghiệm lập dự án đóng mới, sửa chữa nhiều loại tàu; nắm chắc tính năng kỹ thuật, chất lượng, số lượng máy móc, năng lực công nghệ, có khả năng quản lý nhân lực và thuyết trình với đối tác,v.v. Công nhân đóng tàu vừa chuyên môn hóa lại vừa phải có hiểu biết được tích hợp từ nhiều ngành nghề chuyên môn khác nhau với những yêu cầu khắt khe ở nhiều cấp bậc trong sự liên kết chặt chẽ.
Lao động có tính xã hội hóa cao, tích hợp cả về kỹ thuật công nghệ, cả về kinh tế thị trường và nhiều yếu tố khác nữa như chính trị (luật biển, an toàn