Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 150 - 152)

3/ Tăng cường kết nối doanh nghiệp, nhà quản lý và các cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu ở trong và ngoài nước cùng hỗ trợ, đồng hành trong công tác đào tạo.

4.2.6. Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

nghiệp đóng tàu Việt Nam

Thứ nhất, quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành công nghiệp đóng tàu. Việc đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho ngành CNĐT cần được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chắp vá, manh mún và thiếu sự kiểm soát. Trong đó, quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp có trọng điểm các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu trên cả nước dựa trên những ưu thế và tiềm năng biển của từng vùng miền ở nước ta. Đây là tiền đề cần thiết để cho đội ngũ nguồn nhân lực đóng tàu tự đổi mới mình, họ sẽ nỗ lực học tập, nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng và làm chủ những thiết bị hiện đại của ngành.

Thứ hai, chú trọng nâng cấp, mở rộng các dự án quan trọng như: dự án đầu tư Tổng công ty CNTT Nam Triệu, Tổng công ty CNTT Bạch Đằng, Công ty đóng tàu Phà Rừng, Công ty đóng tàu Hạ Long, CNTT Bến Kiền… Việc xây dựng các dự án mở rộng này vừa đồng thời là giải pháp có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT.

Thứ ba, việc dự báo thị trường vận tải thế giới, trong nước, cần được các

triển bình thường của ngành. Trên cơ sở đó, ngành mới có sự đầu tư đúng hướng phù hợp, tránh tình trạng xây dựng ồ ạt nhiều cơ sở đóng tàu khi nhu cầu đóng tàu tăng cao để rồi vào thời điểm khủng hoảng, suy thoái lại thiếu việc làm và khó thu hồi vốn đầu tư.

Thứ tư, kết hợp xây dựng cảng biển với dịch vụ hàng hải, giao nhận hàng

hoá. Xây dựng cảng biển với qui mô và cấu trúc như thế nào phải xuất phát từ khối lượng và chủng loại các hàng hóa dịch vụ được thực hiện tại cảng.

Thứ năm, xây dựng các khu phi thuế quan và các khu dịch vụ tổng hợp, du lịch, sản xuất đa ngành nghề, trong đó, ngành sửa chữa, đóng mới tàu biển là then chốt.

Thứ sáu, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp

đóng tàu, từng bước nội địa hoá các thành phẩm đóng mới và sửa chữa tàu… để có cơ sở phát triển ngành đóng tàu và từ đó phát triển nguồn nhân lực

Một trong những nguyên nhân làm cho nền công nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp đóng tàu nói riêng phát triển khó khăn là vì thiếu một nền công nghiệp phụ trợ cần thiết để thiết kế, chế tạo các sản phẩm có tỉ lệ nội địa hóa cao, chi phí sản xuất thấp. Nên, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành CNĐT là giải pháp cần thiết để giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cần hướng tới:

1/ Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ đóng tàu như nhà máy cán thép nóng Cái Lân - Vinashin; Nhà máy sản xuất que hàn (Tổng Công ty công nghiệp đóng tàu Nam Triệu); Nhà máy chế tạo động cơ diesel Mitsubishi (Tổng Công ty công nghiệp đóng tàu Bạch Đằng); nội thất tàu thuỷ (Công ty Vinashin- Shinex); dây chuyền lắp ráp động cơ diesel, nội thất tàu thuỷ, xích neo (Khu công nghiệp An Hồng); Nhà máy hợp kim nhôm định hình (Công ty Thành Long), Công ty Sơn Hải Phòng;...

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 150 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w