Việt Nam với chiến lược biển, xây dựng nền kinh tế biển Biển đảo ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 77 - 78)

đảo ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

- xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. Nghị quyết Trung ương 8 của Đảng ngày 22 tháng 10 năm 2018 đã tổng kết, đánh giá cụ thể sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam và tiếp tục đưa ra Chiến lược mới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các ngành kinh tế biển, công nghiệp biển trong đó có ngành CNĐT.

Theo đó, Nghị quyết đã có sự đánh giá cao về công tác phát triển nguồn nhân lực biển nói chung và nguồn nhân lực đóng tàu trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng đối với việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Đồng thời, Nghị quyết đã phân tích và chỉ ra một số hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong việc phát triển nguồn nhân lực biển: “Khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển còn nhiều hạn chế; công tác đào tạo dạy nghề, hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho dân ven biển chưa đáp ứng được yêu cầu” [34, tr.80]. Hạn chế trên có nguyên nhân khách quan, song, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cụ thể: công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng ở một số cấp ủy, chính quyền còn thiếu thường xuyên, chưa quyết liệt. Vì vậy, một số chủ

trương lớn của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế biển chưa được thể chế hóa, triển khai đồng bộ và hiệu quả còn thấp.

Nghị quyết mới lần này được Đảng xác định phát triển nguồn nhân lực biển là một trong ba khâu đột phá góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Gồm: thứ nhất, hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển; thứ hai, phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao; thứ ba, phát triển kết cấu hạ tầng. Trong đó, khâu đột phá thứ hai về phát triển nguồn nhân lực biển được Nghị quyết nhấn mạnh. Tuy nhiên, phát triển ngành đóng tàu và nguồn nhân lực của ngành này có vị trí, vai trò quan trọng đối với việc thực hiện Chiến lược biển và an ninh, quốc phòng nhưng trong Nghị quyết chưa đánh giá cụ thể, còn mờ nhạt. Sự phát triển nguồn nhân lực đóng tàu chưa được làm nổi bật trong mục tiêu và giải pháp của Chiến lược biển. Có lẽ, đây là điểm hạn chế của Nghị quyết. Điều này sẽ làm cho ngành CNĐT Việt Nam thiếu những cơ sở pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành.

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w